Sự nóng lên toàn cầu: Khí hậu ngày nay so với lịch sử và tương lai như thế nào?

12 phút để đọc

Updated on: 03 Mar 2021

Nhiệt độ đã thay đổi thế nào trong quá khứ?

Biểu đồ dưới đây thể hiện nhiệt độ của Trái Đất đã thay đổi như thế nào trong 65 triệu năm qua, và được dự đoán sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai. Hãy chú ý rằng khi bạn đến gần với hiện tại hơn biều đồ sẽ thể hiện những thước đo thời gian ngắn hơn.

Image of Lịch sử nhiệt độ toàn cầu

Lịch sử nhiệt độ toàn cầu

Từ góc nhìn này, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu bạn nghĩ rằng hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay không khác biệt là mấy so với sự tăng lên nhiệt độ trong quá khứ. Tuy nhiên, bạn có thể thấy từ biểu đồ việc nếu có ít những hành động vì khí hậu được thực hiện trong tương lai (đường chỉ đỏ) thì đến trước năm 2100 nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng lên xấp xỉ 4,5°C trên mức ở thời kỳ tiền công nghiệp?

Trở về thời điểm mà con người, và kể cả voi ma mút, chưa tiến hóa!

Image of Nhiệt độ tương đồng trong lịch sự

Nhiệt độ tương đồng trong lịch sự

Biểu đồ dưới đây thể hiện những thay đổi về nhiệt độ gần đây:

Image of Những dao động giữa các thời kỳ Kỷ Băng Hà

Những dao động giữa các thời kỳ Kỷ Băng Hà

Trong hơn 1 triệu năm qua, Trái Đất đã dao động giữa kỷ Băng Hà và các thời kỳ ấm lên. Điều này không phải do con người gây ra, mà là do những thay đổi trong năng lượng bức xạ được tỏa ra từ Mặt Trời, quỹ đạo của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời, và góc xoay của Trái Đất.

Những thay đổi về nhiệt độ xảy ra từ từ, và nhiệt độ toàn cầu không thay đổi quá 1°C trong hơn 1000 năm qua. Sự ổn định này tạo điều kiện cho sự phát triển cho nền văn minh nhân loại.

Nhiệt độ ngày nay thay đổi như thế nào?

Đến gần đây, Trái Đất đã ở trong giai paragraph mát tự nhiên, bắt đầu từ 5 nghìn năm trước đây. Sự làm mát này đã hướng đến một kỷ băng hà mới, đến khoảng 1,5 nghìn năm. Tuy nhiên, sau những năm 1850, nhiệt độ toàn cầu đã bắt đầu tăng lên một cách chóng mặt.

Image of Sự ấm lên bất thường

Sự ấm lên bất thường

Trong 250 năm qua, con người đã thải ra khí nhà kính vào khí quyển, khiến nhiệt độ Trái Đất ấm lên xấp xỉ 1,1°C trong khi đáng lẽ nó phải trở nên mát hơn!

Tại sao chúng ta nên quan tâm đến hiện tượng biến đổi khí hậu ngày nay?

Trái Đất đang nóng lên nhanh chóng một cách bất thường. Trong thế kỷ vừa qua, Trái Đất đã ấm lên nhanh hơn xấp xỉ 10 lần so với mức tăng nhiệt độ trung bình sau kỷ Băng Hà.

Mặc dù đã có sự thay đổi về nhiệt độ nhanh chóng ở mức độ lớn như thế này trong qua khứ xa xưa, hiện tượng ấm lên toàn cầu hiện nay đang ở mức nguy hiểm bởi vì con người chưa từng trải qua những sự thay đổi với quy mô và mức độ này trước đây, và vì vậy, điều này sẽ là một thách thức để chúng ta thích nghi.

Image of Difficulty in adapting

Difficulty in adapting

Nhiệt độ tương lai tăng cao

Càng nhiều khí nhà kính mà chúng ta thải ra, nhiệt độ sẽ càng tăng. Khi hành tinh ấm lên, băng tan chảy, băng vĩnh cữu rã đông, và những phản hồi khác của chính Trái Đất sẽ khiến nhiệt độ tăng hơn nữa.

Image of Sự phản hồi tích cực

Sự phản hồi tích cực

Lượng khí thải do con người thải ra chủ yếu phụ thuộc vào chúng ta sử dụng bao nhiêu năng lượng, và việc nó được sản xuất như thế nào. Những yếu tố này được kiểm soát bởi chính trị, kinh tế, tốc độ tăng trưởng dân số và lượng năng lượng sử dụng trên đầu người

Những người tạo ra mô hình khí hậu sử dụng một vài những trường hợp được xem xét kỹ lưỡng về các hành vi của con người để dự đoán những sự thay đổi nhiệt độ khác nhau có thể xảy ra trong tương lai. Những dự đoán này, cùng với những kết quả có thể xảy ra, được thể hiện trong biểu đồ bên dưới.

Image of Những dự đoán về nhiệt độ trong tương lai

Những dự đoán về nhiệt độ trong tương lai

Đường màu xanh lá nhạt trong biểu đồ này miêu tả một tương lai mà ở đó không có thay đổi hay bổ sung vào những chính sách khí hậu hiện tại. Người ta ước tính rằng việc này sẽ gây ra sự ấm lên 4,5°C cho toàn cầu vào năm 2100.

Nếu chúng ta thi hành những chính sách khí hậu khiến cho lượng khí thải CO₂ tối đa ở mức xấp xỉ 40Gt mỗi năm vào khoảng năm 2040 và trở nên gần như không đổi ở mức 15Gt mỗi năm sau năm 2080, đường xanh dương nhạt sẽ có nhiều khả năng hơn. Nó tương ứng với sự ấm lên 2,5°C vào năm 2100.

Đường xanh tím đậm miêu tả một tương lai mà ở đó những chính sách khí hậu vô cùng nghiêm ngặt và khắt khe được đưa vào sử dụng trong năm 2020. Việc này vẫn sẽ gây ra sự nóng lên 1,6°C cho toàn cầu vào năm 2100.

Sự ấm lên không cân bằng

Nhìn vào nhiệt độ tăng trung bình của hành tinh, chúng ta bỏ qua một thực tế rằng bề mặt Trái Đất không ấm lên đồng đều.

Biển lạnh hơn đất liền chủ yếu bởi vì phần lớn năng lượng nhiệt của Mặt trời được sử dụng để bốc hơi nước hơn là được hấp thụ để tăng nhiệt độ bề mặt nước biển.

Image of Nhiệt độ đại dương thấp hơn đất liền

Nhiệt độ đại dương thấp hơn đất liền

Quá trình bốc hơi này không chỉ khiến biển mát hơn đất liền nhưng đồng thời khiến nhiều nhiệt thổi từ đại dương vào đất lền hơn từ đất liền ra đại dương, vì vậy sự khá biệt về nhiệt tăng cao hơn! Bằng chứng cho thấy rằng 80-90% sự ấm lên ở đất liền gián tiếp gây ra bởi nhiệt di chuyển từ đại dương ấm lên.

Image of Truyền nhiệt từ đại dương vào đất liền

Truyền nhiệt từ đại dương vào đất liền

Vì vậy, nhiều khu vực trên đất liền đang phải trải qua hiện tượng ấm lên cao hơn so với mức trung bình toàn cầu. Ví dụ, khi hiện tượng ấm lên toàn cầu trên mức thời kỳ tiền công nghiệp có giá trị trung bình là 1,5°C hay 4°C trên khắp Trái Đất, giá trị trung bình trên một vài vùng sẽ lần lượt là 2,25°C hoặc 7,5°C.

Image of Nhiệt độ đất liền cao hơn mức trung bình

Nhiệt độ đất liền cao hơn mức trung bình

Bắc Cực đang ấm lên nhanh hơn 2-3 lần so với mức trung bình toàn cầu, gây ra những ảnh hưởng khí hậu dây chuyền trong những vùng khác trên thế giới. Đây là do khi băng tan nó để lộ bề mặt tối hơn, phản chiếu ít ánh sáng mặt trời hơn.

Thực tế, với những chính sách hiện nay, nhiệt độ đang thay đổi như thế nào?

Trong khuôn khổ của Hiệp định Paris, mỗi quốc gia thành viên cam kết giới hạn nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 2°C so với mức tiền công nghiệp, và tốt hơn nữa là dưới mức 1,5°C. Đa số các quốc gia đã cập nhật kế hoạch thực hiện cam kết này thông qua một chính sách mang tên ‘Đóng góp do quốc gia tự quyết định’ (NDCs).

Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào những lời hứa mà các quốc gia đã đề ra trong bản Đóng góp do quốc gia tự quyết định của mình nhằm giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính, hiện tại hơn 7 trong 10 nước sẽ không thành công trong việc đạt được những cam kết của Hiệp định Paris! Trên thực tế, trung bình, những cam kết giảm phát thải phải trở nên hiệu quả hơn gấp 5 lần trong thập kỷ tiếp theo để giữ nhiệt độ dưới 1,5°C.

Image of Cần tăng gấp 5 lần

Cần tăng gấp 5 lần

Kết luận

Các nhà khoa học tin rằng chúng ta chỉ có hy vọng nhỏ nhoi để giới hạn sự nóng lên toàn cầu từ 1,5°C đến 2°C. Nếu sự nóng lên toàn cầu tiếp tục diễn ra ở tốc độ này, đến 66% chúng ta sẽ chạm ngưỡng nóng lên 1,5°C giữa năm 2030 và 2052.

Tuy nhiên sự nóng lên toàn cầu thực ra đang diễn ra nhanh và nhanh hơn, vì vậy những hành động quyết liệt phải được thực hiện lập tức để giảm sự phát thải và từ đó giảm thiểu việc nhiệt độ tăng cao. Bạn sẽ tìm hiểu thêm nhiều hơn về các giải pháp cho choiceQuiz này trong những khóa học sau nhưng giờ thì hãy cùng tìm hiểu xem việc tăng cao nhiệt độ này sẽ ảnh hưởng thế nào đến mực nước biển nào.

Chương tiếp theo