Có con: Biến đổi khí hậu có thực sự là lý do để không sinh con?

12 phút để đọc

Updated on: 28 tháng 1

u0022Tôi có nên có ít con hơn để giảm tác động của mình đối với biến đổi khí hậu hay không?u0022 Đây là một câu hỏi thường được đưa ra trong cuộc thảo luận về cách chúng ta có thể giảm lượng khí thải cá nhân của mình .

Chúng mình sẽ cố gắng trả lời câu hỏi này, chủ yếu tập trung vào các quốc gia đã phát triển. Với các quốc gia đang phát triển, chúng ta phải có một góc nhìn khác, điều sẽ được đề cập đến trong khóa học ’Một thế giới công bằng’ của chúng mình. Bây giờ, hãy đi vào câu hỏi nào!

Trung bình, mỗi người trên Trái Đất chịu trách nhiệm cho khoảng 5 tấn khí thải CO₂ mỗi năm . Tuy nhiên, điều này thay đổi phụ thuộc vào quốc gia mà cá nhân đó đang ở. Tại Mỹ, có đến 16 tấn khí CO₂ dựa vào mức tiêu thụ được thải ra trên đầu người mỗi năm . Tại Ấn Độ, con số này vào năm 2016 chỉ là 1,84 tấn trên đầu người mỗi năm mà thôi .

Image of So sánh lượng phát thải CO₂ ở các quốc gia 

So sánh lượng phát thải CO₂ ở các quốc gia 

Lượng phát thải trên đầu người cao ở các quốc gia phát triển đã dẫn đến những suy nghĩ rằng, bằng cách có ít con, chúng ta có thể giảm lượng phát thải cacbon của mình . Điều này có thật không?

Có ít con hơn có thật sự giảm lượng khí thải không?

Bạn có nhớ phương trình khí hậu từ khóa Vỡ lòng không?

Tổng lượng phát thải = P x E x C

Với P = dân số, E = lượng phát thải trên từng lĩnh vực và C = mức tiêu thụ của các lĩnh vực trên đầu người . Bằng cách có ít con, chúng ta sẽ giảm P, giúp giảm lượng phát thải cacbon đúng không?

Thật ra, hãy nhìn vào một vài dự đoán nào. IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu) có một bộ mô hình dự đoán lượng phát thải cacbon dựa trên những lựa chọn về chính sách và công nghệ, được biết đến với cái tên Con đường Kinh tế xã hội Chia sẻ (SSP) . Mô hình cụ thể phù hợp với chính sách khí hậu hiện tại được gọi là SSP2 .

Nếu chúng ta sử dụng những dự đoán từ SSP2 về lượng khí thải cacbon từ năm 2020-2100 cho các nước giàu  nhằm xác định liệu lượng phát thải có liên quan đến việc sinh con hay không thì sẽ như thế nào nhỉ? Chúng ta thấy rằng việc sinh ít đi một con ở một nước giàu sẽ giúp giảm lượng phát thải cacbon của mỗi cá nhân tới 7,8 tấn mỗi năm trong vòng đời 80 năm đó .

Image of Những tác động của các hành động cá nhân khác nhau

Những tác động của các hành động cá nhân khác nhau

Hãy nhớ rằng lượng phát thải cacbon của một người phụ thuộc vào những lựa chọn về lối sống của họ . Một cá nhân có thể giảm lượng phát thải bằng cách thay đổi lối sống của họ  hoặc bằng cách làm việc để giảm lượng phát thải của những người khác (thông qua tình nguyện hoặc công việc). Cùng với việc giảm mức tiêu dùng của mình, giáo dục và cam kết cộng đồng có thể làm giảm tổng lượng phát thải trọn đời của chúng ta nữa .

Kim tự tháp dân số: Nhu cầu về trẻ em

Có con cũng có ích đấy! Chức năng của xã hội loài người phần lớn phụ thuộc vào dân số lao động khỏe mạnh .

Kim tự tháp dân số được sử dụng để thể hiện sự phân bổ những nhóm tuổi khác nhau trong dân số . Chúng ta có thể phân loại sơ kim tự tháp dân số thành 3 loại: giãn nở, co thắt và không đổi .

Image of Kim tự tháp dân số giản nỡ 

Kim tự tháp dân số giản nỡ 

Kim tự tháp dân số u0022giãn nởu0022 thường được thấy ở các quốc gia đang phát triển . Những dân số này thường có tỷ lệ sinh cao và thấp hơn tuổi thọ trung bình, vì vậy dân số ở các quốc gia này đang tăng .

Image of Kim tự tháp dân số co thắt

Kim tự tháp dân số co thắt

Kim tự tháp dân số u0022co thắtu0022 phổ biến ở các quốc gia phát triển hơn, nơi dân số đang giảm và già đi . Kim tự tháp dân số u0022không đổiu0022, trái lại, mô tả dân số duy trì ở một quy mô và cấu trúc không đổi theo thời gian.

Image of Kim tự tháp dân số không đổi

Kim tự tháp dân số không đổi

Các quốc gia phát triển thường đối mặt thử thách về già hóa dân số với những ví dụ tiêu biểu như Nhật Bản và Ý lần lượt có 28 và 23 phần trăm dân số ở các quốc gia này ở độ tuổi trên 65 

Các quốc gia với kim tự tháp tuổi co thắt sẽ có khả năng gặp khó khăn do sự suy giảm lực lượng lao động và sự tăng chi phí chăm sóc cho người lớn tuổi. 

Image of Chi trả thuế cho dân số già

Chi trả thuế cho dân số già

Hãy cùng nhìn vào kim tự tháp dân số của một số nơi phát triển, cụ thể như khối EU28, Mỹ và Nhật :

Image of Kim tự tháp dân số ở những quốc gia khác nhau 

Kim tự tháp dân số ở những quốc gia khác nhau 

Như bạn có thể thấy, tất cả các quốc gia phát triển này có kim tự tháp dân số co thắt và sẽ đối mặt với sự suy giảm và già hóa dân số nếu tỷ lệ sinh giữ nguyên như hiện tại .

Tại Nhật Bản, tỉ lệ sinh thấp đã gây ra sự dịch chuyển trong ngành giáo dục, trong khi sự tăng dân số già đã buộc chính phủ tái xem xét những chính sách liên quan về lao động, chăm sóc sức khỏe và thuế .

Điều gì có thể được thực hiện nhằm giải quyết sự thu hẹp và già hóa dân số?

Chà, tăng tỉ lệ sinh đó!

Một chỉ số thống kê chính để xác định xem dân số có thu hẹp không là tổng tỉ suất sinh (TFR): số trẻ em trung bình mà mỗi phụ nữ sinh trong cuộc đời cô ấy .

Với dân số giữ nguyên không đổi, tỉ lệ TFR khoảng 2,1 là cần thiết . Tuy nhiên, một vài quốc gia phát triển có tỉ lệ TFR chỉ ở mức 0,98 . Những quốc gia này có thể thực hiện những chính sách như thế nào để tăng con số này?

Tại Singapore, các chính sách đã cung cấp tài chính và khuyến khích kết hôn, cũng như hỗ trợ bố mẹ cân bằng công việc và gia đình .

Image of Gia đình của Quả Đất

Gia đình của Quả Đất

Những chính sách được sử dụng ở các quốc gia khác bao gồm nghỉ thai sản, phụ cấp gia đình và trợ cấp chăm sóc trẻ em .

Nhưng có con trong kỷ nguyên của biến đổi khí hậu là có đúng với luân thường đạo lý không? Một số người ở các quốc gia phát triển tranh cãi rằng có con sẽ là điều không theo đạo lý bởi nó sẽ làm gia tăng số người gây ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu và khiến thế hệ tương lai gặp những rủi ro liên quan đến khí hậu .

Trẻ em dễ bị tổn thương bởi các tác động gây ra do biến đổi khí hậu, đặc biệt là trẻ em ở các quốc gia đang phát triển. Biến đổi khí hậu có thể phát sinh các tổn hại về vật lý do nhiệt độ cao, thảm họa thiên nhiên và giảm sự tiếp cận thực phẩm dinh dưỡng. Biến đổi khí hậu cũng có thể gây ra sự kiệt sức về tinh thần và tâm lý, cũng như là hạn chế sự tiếp cận giáo dục đến một số trẻ em .

Image of Bé Quả Đất đang buồn

Bé Quả Đất đang buồn

Tuy nhiên, những sự thay đổi trong chính sách và việc kết nối cộng đồng có thể làm giảm các hiểm họa liên quan đến khí hậu cho trẻ em . Giáo dục trẻ nhỏ và khuyến khích sự tham gia của chúng trong các cuộc thảo luận về khí hậu có thể giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững và hạn chế lượng khí thải cá nhân . Vì vậy, dù việc có con đi kèm với những rủi ro, những rủi ro này có thể được thuyên giảm thông qua sự lựa chọn về lối sống và chính sách.

Kết luận

Có ít con giúp làm giảm lượng khí thải cacbon của bạn, nhưng xã hội sẽ đối mặt với các choiceQuiz lớn nếu dân số tiếp tục già đi và thu hẹp ở thế giới phát triển .

Với những thay đổi về chính sách và cải tiến, tác động của mỗi người đối với môi trường sẽ thấp hơn trong tương lai tới so với hiện tại . Chúng ta phải ủng hộ cho những chính sách có thể làm giảm lượng phát thải trọn đời chúng ta và tạo ra những thay đổi về lối sống có tính bền vững hơn.

Nếu bạn lựa chọn có con, hãy trao quyền cho chúng bàn luận và thực hiện những biện pháp về biến đổi khí hậu. Cùng nhau bạn có thể giúp xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho mọi người !

Image of Quả Đất và con của cô ấy đang trồng cây cùng nhau

Quả Đất và con của cô ấy đang trồng cây cùng nhau

Chương tiếp theo