Mực nước biển dâng cao: Đâu là nguyên nhân thực sự? Gợi ý: không phải Bắc Cực đâu!

9 phút để đọc

Updated on: 14 tháng 12

Mực nước biển đã thay đổi đáng kể trong xuyên suốt lịch sử Trái Đất. 120,000 năm trước (trong khoảng thời gian 2 kỷ băng hà) gần đây) mực nước biển trung bình trên toàn cầu hơn 5 mét so với thời điểm hiện tại! Trong hơn một nghìn năm qua, mực nước biển đã ổn định, nhưng kể từ năm 1901 mực nước biển toàn cầu đã tăng 19cm.

Image of Nguyên nhân khiến mực nước biển dâng cao

Nguyên nhân khiến mực nước biển dâng cao

Những vùng với diện tích băng rộng lớn này, ở trên đất liền, được gọi là những dải băng. Trên thế giới có 2 dải băng lớn nhất trên thế giới, một ở Greenland, và một ở Nam Cực.

Trong vài thập kỷ qua, hiện tượng ấm lên toàn cầu đã khiến nhiều phần của những dài băng tan chảy và thu hẹp. Vì vậy, nước được trữ trên đất liền giờ đây chảy ra đại dương. Dải băng ở Greenland đã mất trung bình 278 tỉ tấn băng một năm từ 2006 đến 2015!

Từ năm 2006, những dải băng tan chảy đã khiến mực nước biển tăng 1,8mm một năm. Điều này thậm chí là một sự đóng góp hơn là sự giãn nở, khiến mỗi năm mực nước biển tăng 1,4mm trong cùng khoảng thời gian.

Tại sao hiện tượng tan chảy băng không dẫn đến hiện tượng tăng mực nước biển?

Có nhiều lượng băng ở nằm trên đại dương thay vì ở trên đất liền. Chúng này được biết đến như là biển băng, có thể bao phủ nhiều vùng rộng lớn trên đại dương, hoặc tạo thành những tảng băng trôi.

Trong khi Nam Cực được bao phủ bởi những dải băng, thì băng ở Bắc Cực phần lớn là biển băng.

Image of Biển băng đối đầu với vùng đất băng

Biển băng đối đầu với vùng đất băng

Hiện tượng băng tan ở Bắc cực không đóng góp nhiều vào việc dâng cao mực nước biển bởi vì lượng nước thêm vào chỉ đơn giản thế chỗ cho những tảng băng trước đó.

Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc những chú gấu Bắc Cực phải di chuyển và bơi quãng đường xa hơn, việc này đặc biệt có thể khiến những con non gặp nguy hiểm. Hơn thế nữa, hiện tượng băng tan làm gia tăng hiện tượng ấm lên toàn cầu. Đây là do băng phản chiếu ánh sáng mặt trời nhiều hơn nước, do đó khi không có những biển băng, đại dương sẽ hấp thụ nhiều nhiệt hơn và trở nên ấm hơn.

Image of Hiện tượng ấm lên đến từ sự tan chảy của biển băng

Hiện tượng ấm lên đến từ sự tan chảy của biển băng

Mực nước biển sẽ thay đổi thế nào trong tương lai?

Bạn có thể thấy một loại các dự báo những gì có thể xảy ra với sự dâng cao mực nước biển trong biểu đồ dưới đây.

Image of Những Dự Báo về Mực Nước Biển Dâng Cao

Những Dự Báo về Mực Nước Biển Dâng Cao

Tốc độ gia tăng trung bình của mực nước biển kể từ năm 1901 là 1,7mm mỗi năm, nhưng nếu chúng ta lấy trung bình từ năm 2007 đến năm 2016, con số này tăng lên đến xấp xỉ 4mm mỗi năm. Việc gia tăng tốc độ mực nước biển dâng cao này là do những dải băng ở Greenland và Nam Cực tan chảy nhiều hơn.

Vào năm 2100, nếu không có sự thay đổi về chính sách khí hậu, mực nước biển được dự đoán sẽ tăng 15mm mỗi năm, và vài cm mỗi năm vào năm 2200!

Không phải dải băng ở Greenland và Nam Cực là điểm bùng phát tiềm năng à?

Đúng rồi! Bạn nhớ giỏi quá (nếu có)!

Nếu những dải băng ở Greenland và Nam Cực mất quá nhiều băng, chúng có thể vượt qua u0022điểm bùng phát’’. Điều này xảy ra khi diện tích lượng băng tan quá lớn khiến những dải băng còn lại cũng không thể nào dừng tan.

Dải băng ở Greenland đang đi đến điểm bùng phát này bởi vì khi tan, nó di chuyển về những vùng thấp hơn. Vì không khí ấm hơn ở những vùng thấp, tỉ lệ băng tan tăng cao.

Image of Sự phản hồi của dải băng tan

Sự phản hồi của dải băng tan

Một khi những điểm bùng phát này bị vượt qua, những sự thay đổi có khả năng cao không thể đảo ngược được trong hàng nghìn năm. Nếu những dải băng ở Greenland và phía tây Nam Cực vượt qua những điểm bùng phát của nó, ta có thể đoán rằng mực nước biển sẽ dâng cao thêm vài mét trong vài trăm năm tới. Nếu băng tan chảy hoàn toàn, chỉ những dải băng ở Greenland thôi cũng có thể làm tăng 7 mét!

Khi nào những điểm giới hạn này sẽ bị vượt qua?

Các nhà khoa học không chắc chắn chính xác khi nào những dải băng này sẽ vượt qua điểm bùng phát.

Một vài tranh cãi cho rằng đó là khi nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu phải tăng đến ít nhất 2°C, những ý kiến khác cho rằng việc ấm lên ở mức 1,5°C là đủ - và điều này có thể xảy ra sớm vào năm 2030. Thực tế, một số tin rằng chúng ta đã vượt qua những điểm bùng phát của dải băng còn nếu không thì chúng ta cũng đã ở mức nguy hiểm gần rồi.

Cuộc tranh cãi này là nổ ra là do những mô phỏng của mô hình khí hậu về những sự tương tác giữa dải băng và đại dương vẫn cần được cải thiện, do đó những mô hình này thường có khả năng đánh giá thấp tốc độ băng tan của những dải băng.

Liệu mọi thứ sẽ ổn nếu chúng ta không vượt qua những điểm bùng phát này?

Ngay cả nếu như hiện tượng ấm lên toàn cầu được giới hạn ở 1,5°C và không có điểm bùng phát nào bị vượt qua, mực nước biển vẫn sẽ tiếp tục dâng cao. Thực tế, ngay cả nếu như lượng khí nhà kính trong bầu khí quyển của chúng ta giữ nguyên từ giờ trở đi, mực nước biển sẽ tiếp tục dâng cao trong hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm tới.

Đây là do sự trì hoãn hiện tượng ấm lên - mực nước biển cần nhiều năng lượng và thời gian hơn để ấm lên so với đất liền hay bầu khí quyển.

Image of Hiện tượng ấm lên của đại dương bị trì hoãn

Hiện tượng ấm lên của đại dương bị trì hoãn

Mực nước biển dâng cao trong thời gian dài sẽ có những tác động tiêu cực đáng kể cho cộng đồng và môi trường sống của vùng duyên hải.

Kết luận

Cho đến nay chúng ta đã bàn về những dự đoán cho việc dâng cao mực nước biển và tăng cao nhiệt độ, những thứ sẽ xảy ra ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về những sự thay đổi tùy vào nơi mà bạn đang sống: sự gia tăng các cơn hạn hán và sự thay đổi kiểu mưa.

Chương tiếp theo