Cuộc sống trên đất liền: Động vật và thực vật có thể sống sót nổi với biến đổi khí hậu không?

12 phút để đọc

Updated on: 14 tháng 12

Chúng ta biết rằng động vật, thực vật và các loài sinh vật khác trên khắp thế giới đang có nguy cơ bị tuyệt chủng - và biến đổi khí hậu là một mối hiểm họa lớn. Làm sao để những loài này tiếp tục tồn tại?

Chúng có ba sự lựa chọn sau:

Image of Ba cách để thích nghi

Ba cách để thích nghi

Trở nên linh hoạt hơn

Tất cả các sinh vật đều đã phát triển u0022khả năng thích nghiu0022 - một yếu tố giúp chúng tồn tại được trong môi trường. Nó có thể liên quan đến hành vi, bộ phận cơ thể hay những gì xảy ra trong cơ thể chúng.

Tất cả các cách trên đều có ích cả! Nhưng kết quả có nhanh hay không thì tùy vào loại thích nghi.

Sự thay đổi hành vi thường nhanh nhất, giúp phòng tránh việc nhiệt độ cơ thể tăng quá cao trong mỗi đợt sóng nhiệt mà thường khiến động vật tử vong. Sự điều tiết nhiệt độ từ hành vi rất quan trọng cho các động vật máu lạnh (như các loài bò sát) vì chúng điều tiết nhiệt độ cơ thể từ môi trường xung quanh.

Những hành vi khác cũng có thể bảo vệ các loài khỏi lũ lụt hay cháy rừng - như loài chuột đầm lầy gọi và thả con ra xa khỏi đám cháy.

Sự thay đổi trong cơ thể cũng quan trọng không kém. Như những gì ta đã nói trong chương Tuyệt chủng, việc lũ lụt làm ngập các vùng đất với nước biển khiến chúng trở nên rất mặn, làm cây mất nước. Những loài cây có thể điều tiết lượng chất lỏng trong cơ thể sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn khi lũ lụt diễn ra thường xuyên hơn.

Image of Thích nghi với môi trường mặn hơn

Thích nghi với môi trường mặn hơn

Di cư

Việc nhiệt độ toàn cầu nóng lên 2°C sẽ có nghĩa là khoảng 5-20% đất đai của ta sẽ trở thành nhà cho một nền sinh thái hoàn toàn khác. Tại sao thế?

Những thay đổi trong nhiệt độ và lượng mưa đến từ khí hậu sẽ ảnh hưởng đến loại cây trồng trong vùng, và do đó sẽ ảnh hưởng đến loài nào có thể sống ở đây. Một cách mà động vật hoang dã có thể phản ứng lại là di cư (di chuyển) đến một môi trường sống phù hợp hơn.

Các loài thường di cư gần hơn đến hai cực (khoảng 17km trong mỗi thập kỉ) hay lên cao hơn (khoảng 11m trong mỗi thập kỉ) để có nhiệt độ lạnh hơn. Nhưng đây chỉ là những con số trung bình - có rất nhiều loài di chuyển chậm hơn nhiều.

Image of Động vật di cư

Động vật di cư

Nhưng liệu các loài có thể di chuyển đủ nhanh và có đủ nơi để chúng di cư đến hay không? Có nhiều chướng ngại vật ngăn chúng di cư nhanh và hiệu quả. Ví dụ như:

Image of Có nhiều loài <strong>không có nơi nào để đi</strong> khi chúng đã ở trên đỉnh núi, kẹt trên đảo hay ở hai cực.

Có nhiều loài không có nơi nào để đi khi chúng đã ở trên đỉnh núi, kẹt trên đảo hay ở hai cực.

Image of Nhưng chướng ngại về địa lý, như khu vực nước lớn hay việc con người sử dụng đất (cho trồng trọt hay giao thông) làm giảm số lượng đường di cư phù hợp.

Nhưng chướng ngại về địa lý, như khu vực nước lớn hay việc con người sử dụng đất (cho trồng trọt hay giao thông) làm giảm số lượng đường di cư phù hợp.

Image of Những thứ như kích cỡ cơ thể, lượng năng lượng mà chúng có hay cách chúng di chuyển cũng ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển nữa!

Những thứ như kích cỡ cơ thể, lượng năng lượng mà chúng có hay cách chúng di chuyển cũng ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển nữa!

Di cư trong thời gian (du hành thời gian ư?!)

Kể cả những loài không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu cũng bị buộc phải di cư. Bằng cách này, chúng vẫn có thể có tương tác với những loài sinh vật chúng dựa vào.

Nhưng mọi thứ trở nên phức tạp hơn khi loài mà bạn dựa vào di cư không chỉ trong không gian mà trong cả thời gian nữa!

Việc nhiệt độ trở nên cao hơn do biến đổi khí hậu khiến cho mùa xuân đến sớm hơn.

Để phản ứng lại với việc này, nhiều loài đang làm mọi việc như xây tổ, đẻ trứng và di cư sớm hơn để theo kịp thời điểm nguồn thức ăn dồi dào sớm hơn.

Đây là một choiceQuiz lớn khi các loài có liên quan không theo kịp thời gian và địa điểm nữa. Khi các dấu hiệu mùa màng của một loài bị ảnh hưởng, nó gây ra ảnh hưởng chùm đến rất nhiều loài khác trong hệ sinh thái.

Ví dụ như, những cá thể của loài chim đớp ruồi thay đổi để phù hợp với thức ăn của chúng sinh sống tốt hơn các cá thể không theo!

Image of Những sự thích nghi khi mùa xuân đến sớm hơn

Những sự thích nghi khi mùa xuân đến sớm hơn

Thời gian sinh sản của những con chim đớp ruồi ở Cộng Hòa Séc không thay đổi nhanh bằng những con ở Hà Lan so với khi số lượng sâu bướm tăng nhanh. Đây đồng nghĩa với việc những con chim con sẽ có ít thức ăn hơn khi chúng nở. Theo lẽ đó, số lượng cá thể đã giảm đến 90%!

Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu, hầu hết những tác hại của biến đổi khí hậu đến môi trường hoang dã sẽ diễn ra do những sự tương tác như trên.

Thử những thứ mới

Sự thay đổi trong nơi chốn và thời điểm các loài được tìm thấy tạo ra những cách tương tác mới giữa các loài. Nó tạo ra những cơ hội mới cho những sự thích nghi mới.

Ở vùng cực, trên trung bình, các loài gấu Bắc Cực lên đất liền trước 22 ngày do các tảng băng nứt nhanh hơn. Khi đó, chúng sẽ bắt gặp những loài ngỗng tuyết đang ấp trứng và ăn luôn chúng ! Dù những quả trứng này giúp san sẻ một phần cho nguồn thức ăn của chúng, chúng không hiệu quả bằng hải cẩu - vẫn có đến 70% khả năng số lượng gấu Bắc Cực sẽ giảm một phần ba trước năm 2050.

Tiến hoá

Sau một khoảng thời gian dài, những sự thay đổi đó có thể xuất hiện ở trong DNA của sinh vật. Khi những gen mới có ích xuất hiện trên một cá thể, nó có thể được truyền xuống rất nhiều thế hệ sau.

Thay đổi gen cũng có thể ảnh hưởng đến việc di cư. Chim chích đầu đen Trung Âu thường di cư về phía tây nam để tránh rét mùa đông. Trong vòng 50 năm gần đây, sự thay đổi về gen đã tạo nên một nhóm mới thay vì thế có thể bay quãng đường ngắn hơn theo phía Bắc để đến Anh, khi mà mùa đông ở đó trở nên ấm hơn do biến đổi khí hậu.

Image of Tuyến đường di cư của chim chích đầu đen Trung Âu

Tuyến đường di cư của chim chích đầu đen Trung Âu

Tất nhiên,có rất nhiều cách thích nghi khác mà ta chưa đề cập đến ở trên và các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu cách mà các loại sinh vật thích nghi trong tương lai.

Một vài loài cũng có những giới hạn về mặt sinh học làm chậm sự tiến hóa thích nghi của chúng:

  • Có vòng đời dài: những cá thể này sẽ tốn nhiều thời gian để trưởng thành và sinh sản. Ví dụ như, vòng đời của ruồi nhà ngắn hơn ba tháng, trong khi đó cá voi đầu cong có vòng đời hơn 200 năm.
  • Sinh sản ít: những gen có ích sẽ ít được di truyền hơn.
  • Có tốc độ thay đổi gen chậm: cần thời gian dài hơn để những gen có thể có ích xuất hiện.

Những nhà khoa học có thể nghiên cứu những điều này và những đặc tính khác để xem xét xem loài nào gặp rủi ro cao nhất do biến đổi khí hậu.

Image of Vòng đời trung bình của các nhóm khác nhau

Vòng đời trung bình của các nhóm khác nhau

Liệu sinh vật có thích nghi đủ nhanh?

Nếu nhìn theo góc nhìn lịch sử, biến đổi khí hậu không phải là một choiceQuiz mới. Tuy nhiên, dù những bằng chứng cho thấy khi khí hậu thay đổi trong quá khứ, các loài vật có thể thích nghi với nó, nhưng tốc độ biến đổi hiện nay lại nhanh hơn từ trước đến giờ.

Không may thay, tất cả các loài khó mà có thể di cư đủ nhanh để theo kịp với những thay đổi trong nhiệt độ đã được dự báo trước.

Trên toàn cầu, người ta đã dự đoán rằng các loài cần phải di chuyển ít nhất 420 mét mỗi năm! Đây là con số lớn gấp 10 lần so với quãng đường chúng cần phải di chuyển khi biến đổi khí hậu xảy ra trong những năm cuối kỷ băng hà.

Các loài sống trong một vài loại môi trường sẽ cần phải di chuyển nhanh hơn những loài khác - rừng ngập mặn, sa mạc và những vùng đồng cỏ ngập nước là một trong số những loại môi trường thay đổi nhanh nhất, trong khi núi non thay đổi chậm nhất..

Hơn thế nữa, diện tích của môi trường sống của đại đa số các loài được dự đoán sẽ giảm xuống khi nhiệt độ tăng lên 1,5-2°C. Lấy ví dụ như diện tích sinh sống của 18% các loài côn trùng sẽ giảm còn ít hơn một nửa so với hiện nay nếu nhiệt độ tăng thêm 2°C.

Kết luận

Hiện nay có rất nhiều mối đe dọa đến các sự sống trên cạn, một trong số đó là biến đổi khí hậu. Tốc độ nóng lên toàn cầu tăng nhanh có nghĩa là các loài sẽ không thể thích nghi hay di cư đủ nhanh để sinh tồn. Chúng ta cần làm giảm tốc độ nóng lên toàn cầu nếu ta muốn bảo vệ hệ sinh thái và những gì chúng có thể cung cấp cho loài người.

Chương tiếp theo