Sự tiêu thụ: Chúng ta có thể mua sắm và tiêu thụ một cách bền vững không?

12 phút để đọc

Updated on: 28 tháng 1

Khi kinh tế toàn cầu phát triển, chúng ta mua nhiều đồ hơn. Nói theo một cách khoa học thì ta đang u0022tăng mức tiêu thụ của mìnhu0022. Tuy nhiên, khi làm như vậy, chúng ta cũng đang làm tăng lượng phát thải CO₂ của bản thân .

Image of Quả Đất đi mua sắm

Quả Đất đi mua sắm

Trong chương này, chúng ta sẽ bàn về tác động của việc tiêu thụ hàng hóa tạo bởi 4 ngành công nghiệp chính trên toàn cầu:

  1. Thời trang
  2. Nhà ở
  3. Dầu cọ
  4. Đồ điện tử cá nhân

Thời trang tác động đến môi trường như thế nào?

Ngành thời trang là nguồn gây ô nhiễm công nghiệp lớn thứ 2, chiếm đến 10% trong tất cả lượng phát thải khí nhà kính đó ! Phần lớn lượng phát thải này đến từ chuỗi cung ứng rất phức tạp trên toàn cầu được sử dụng để sản xuất và phân phối quần áo.

Image of Chuỗi cung ứng sản xuất hàng may mặc 

Chuỗi cung ứng sản xuất hàng may mặc 

Ngành công nghiệp này còn là nguồn tiêu thụ nước lớn thứ 2 , chịu trách nhiệm cho 20% sự ô nhiễm nước công nghiệp . Nó cũng tạo ra nhiều chất độc có hại cho sức khỏe con người và môi trường và cũng tạo ra 92 triệu tấn rác thải mỗi năm .

Image of Sản xuất hàng dệt may có tác động lớn đến môi trường

Sản xuất hàng dệt may có tác động lớn đến môi trường

Tuy nhiên, nhu cầu về thời trang ở các quốc gia vẫn tiếp tục tăng :

Image of Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp thời trang 

Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp thời trang 

Tuy chúng ta có thể bắt đầu từ việc làm giảm số lượng quần áo mà chúng ta mua, để có tác động đáng kể ta cần sự thay đổi ở một quy mô lớn hơn. Chính sách và quy định thương mại cần được giới thiệu để giúp tạo ra ngành công nghiệp thân thiện với môi trường và bền vững hơn . Ví dụ, tại Pháp có một điều luật giúp ngăn chặn sự hủy bỏ những quần áo không bán được, giảm rác thải dệt may thông qua tái sử dụng hoặc tái chế chúng .

Tác động của nhà ở là gì?

Nhà ở tạo ra hàng loạt choiceQuiz về môi trường, từ giây phút chúng được xây dựng đến khi chúng bị phá dỡ đó . Cách chính để giảm những tác động đó là thông qua chính sách của chính phủ  như việc buộc sử dụng những vật liệu xây dựng bền vững với môi trường hơn hay việc tái chế các mảnh vụn xây dựng và chất thải phá dỡ .

Dù phần lớn chúng ta ít kiểm soát được việc ngôi nhà của mình được xây như thế nào, nhưng ta vẫn có thể thay đổi lượng phát thải được sản sinh từ việc sống trong chúng.

Hãy đảm bảo rằng ngôi nhà của mình có kính 2 lớp và gác xếp cách nhiệt để khiến chúng trở nên tiết kiệm năng lượng hơn. Bằng cách tiết kiệm năng lượng, một ngôi nhà sưởi ấm bằng khí đốt trung bình có thể tiết kiệm đến 0,6 tấn khí CO₂ và £184 mỗi năm chỉ riêng tại Anh đó .

Image of Xây dựng những tòa nhà thân thiện với môi trường hơn

Xây dựng những tòa nhà thân thiện với môi trường hơn

Một hành động có tác động to lớn khác mà bạn có thể lựa chọn là chuyển sang sử dụng nhà cung cấp điện sạch. Trung bình, việc này có thể tiết kiệm đến 1,5 tấn khí thải nhà kính trên đầu người mỗi năm .

Những nguồn năng lượng khác nhau thải ra lượng khí thải nhà kính khác nhau. Than là tội phạm tồi tệ nhất khi nó thải ra đến 820g cho mỗi kWh . Lượng khí thải nhà kính từ từng nguồn có thể được thấy ở biểu đồ dưới đây .

Image of Quả Đất chỉ cho chúng ta thấy những nguồn năng lượng xanh và an toàn 

Quả Đất chỉ cho chúng ta thấy những nguồn năng lượng xanh và an toàn 

Hạt nhân không chỉ có lượng phát thải thấp nhất, ở mức 3g khí CO₂ trên mỗi kWh , mà nó cũng có tỉ lệ tử vong thấp nhất với 0,07 ca tử vong trên mỗi TWh . Số liệu này thấp hơn 351 lần so với than . Các nguồn năng lượng sạch và an toàn khác, như Mặt Trời và gió, cũng sẽ trở nên quan trọng nếu chúng ta chuyển sang một xã hội không cacbon. Hãy tìm hiểu thêm tại khóa học Năng lượng nhé!

Dầu cọ có hại cho môi trường không?

Dầu cọ là loại dầu được làm từ quả cọ của cây dầu cọ, thường được trồng ở Malaysia và Indonesia .

Image of Dầu cọ được sử dụng rộng rãi 

Dầu cọ được sử dụng rộng rãi 

Sự gia tăng nhu cầu về dầu cọ đã dẫn đến nạn phá rừng trên diện rộng ở những quốc gia như Indonesia và Malaysia . Điều này đã dẫn đến sự mất mát về đa dạng sinh học khi đất đai bị chuyển đổi từ những khu rừng dày đặc thành những vùng trồng dầu cọ . Rừng nhiệt đới có thể lưu trữ nhiều khí cacbon hơn những đồn điền cây dầu cọ, và vì vậy sự chuyển đổi rừng nhiệt đới thành những đồn điền cây dầu cọ đã dẫn đến sự gia tăng tổng thể về lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu . Nếu vùng đất ban đầu là một đầm lầy, khi chuyển đổi nó thành những khu đồn điền trồng cây dầu cọ sẽ khiến 1550 tấn khí CO₂ bị thải ra trên mỗi héc-ta .

Điều này tồi tệ hơn khi những kỹ thuật ’làm rẫy’ được sử dụng để dọn dẹp vùng đất bằng cách đốt rừng. Sự đốt cháy có chủ đích này thải ra lượng lớn khí CO₂ và NO₂ , và vào năm 2015, hỏa hạn tại Indonesia đã khiến 1,62-1,75 tỉ tấn khí thải CO₂ bị thải ra .

Tuy nhiên, cây dầu cọ thực sự là loại dầu có hiệu quả nhất để chúng ta có thể sử dụng cho nhiều đồ gia dụng . Dầu cọ có năng suất cao, cho ra trung bình 3,8 tấn dầu trên mỗi héc-ta . Những cây dầu ôn đới khác chỉ cho ra khoảng 0,3-1,2 tấn trên mỗi héc-ta .

Image of Dầu cọ cần ít đất hơn những lựa chọn khác 

Dầu cọ cần ít đất hơn những lựa chọn khác 

Image of Hiệu suất của dầu cọ 

Hiệu suất của dầu cọ 

Vậy chúng ta có thể làm gì để sản xuất dầu cọ một cách bền vững hơn?

Chúng ta chỉ nên mua loại dầu cọ có chứng chỉ bền vững; đó là dầu cọ đã được trao nhãn công nhận là sản phẩm có tính bền vững . Đây được biết đến như việc ’bỏ phiếu bằng ví tiền của bạn’, khi bạn ủng hộ cho những công ty đã cam kết sử dụng dầu cọ có tính bền vững và đảm bảo rằng những công ty này giữ cam kết của mình .

Chứng chỉ dẫn đầu hiện nay cho dầu cọ là Hội nghị bàn tròn về Dầu cọ bền vững (RSPO); 20% sản phẩm dầu cọ toàn cầu được chứng nhận bởi tổ chức này . Chứng chỉ RSPO đã được thành lập nhằm giảm nạn phá rừng xuống 30%  vì vậy bạn nên tìm kiếm những logo này khi chi trả cho những món hàng ở siêu thị địa phương của bạn!

Image of Earthly công nhận logo RSPO

Earthly công nhận logo RSPO

Tuy nhiên, RSPO cũng đã bị chỉ trích vì không thể đạt được mục tiêu bền vững của họ, như việc bảo tồn đười ươi  và làm giảm các điểm nóng.

Các tác động của đồ điện tử cá nhân là gì?

Rác thải điện tử là một mối đe dọa lớn đối với môi trường . Số người sở hữu thiệt bị điện tử cá nhân đã tăng đáng kể trong vài năm qua. Ví dụ, số người với chiếc điện thoại thông minh tại Mỹ đã tăng 230% từ 2011 đến 2019 . Hơn thế nữa, vòng đời của các thiết bị đang trở nên ngắn đi vì các công ty cố gắng khuyến khích chúng ta nâng cấp lên công nghệ mới nhất, thông minh nhất .

Image of Quả Đất nâng cấp điện thoại của cô ấy

Quả Đất nâng cấp điện thoại của cô ấy

Năm 2017, có đến 44,7 triệu tấn rác thải điện tử được thải ra . Điều đáng quan ngại là chỉ 20% trong số đó được tái chế mà thôi .

Khi các món đồ điện tử được vứt ra bãi phế liệu, các chất độc hại, như chì, rò rỉ ra môi trường, gây ô nhiễm hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe con người .

Hơn thế nữa, việc khai thác kim loại phục vụ cho quá trình sản xuất pin cho những thiết bị này dẫn đến 11,73 kg CO₂eq khí thải nhà kính trên mỗi kg kim loại được chiết ra .

Dù vậy, việc tái chế những linh kiện vẫn còn đắt đỏ ; việc mua ít đồ lại vẫn là phương án tốt hơn.

Vậy, chúng ta có thể làm gì? 

  • Mua ít đi - đừng bị cám dỗ bởi quảng cáo! Bạn không cần một chiếc điện thoại mới mỗi năm đâu
  • Tái chế những đồ điện tử cũ nếu có thể
  • Sửa chữa những thiết bị đã hỏng
  • Mua những đồ điện tử đã qua sử dụng
  • Mua những đồ điện tử thân thiện với môi trường. Những chứng chỉ có thể có bao gồm ngôi sao năng lượng hoặc Công cụ Đánh giá Sản phẩm Điện Tử Thân thiện với môi trường (EPEAT).
Image of Ngăn chặn rác thải điện tử 

Ngăn chặn rác thải điện tử 

Chương tiếp theo