Vấn đề mở: Danh sách CẦN LÀM chưa đầy đủ để đạt được bình đẳng khí hậu toàn cầu

17 phút để đọc

Updated on: 14 tháng 12

Vấn đề 1: Chúng ta đang không đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững

Những gì thế giới cần để giải quyết vấn đề này:

facefacefacefaceface
attach_moneyattach_moneyattach_moneyattach_moneyattach_money
personpersonpersonpersonperson

não

tiền

nhận thức

Mô tả

Với tình hình hiện tại, chúng ta sẽ không thể đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững vào năm 2030 . Rất nhiều người vẫn đang bị mắc kẹt trong cảnh nghèo cùng cực; bất bình đẳng về thu nhập, việc làm và địa vị xã hội (ví dụ như giới tính) vẫn còn rất phổ biến, và chúng ta còn đang trên bờ vực của cuộc khủng hoảng khí hậu .

Vào thời điểm các Mục tiêu Phát triển bền vững được đưa ra năm 2015, thành công của chúng phụ thuộc vào hai điều kiện chính: tăng trưởng kinh tế ổn định để thúc đẩy tiến bộ; và hợp tác quốc tế cho phép các quốc gia hỗ trợ lẫn nhau . Vào năm 2020, nhiều khả năng cả hai điều kiện này đều không thể được hoàn thành .

Chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong một thế kỉ vừa qua  và những cuộc đối thoại về khí hậu (COP26) đã bị hoãn lại . Cũng giống như nhu cầu tăng cường hợp tác trên toàn cầu, căng thẳng đang ngày càng tăng cao và các nước giàu có, nơi mà COVID-19 (‘vi rút corona’) đang hoành hành, có thể quyết định rút lại các khoản đầu tư phát triển ở các nước khác .

Để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững, việc thay đổi dần dần không phải là một lựa chọn đúng đắn. Chúng ta cần biến đổi thế giới này, và thật nhanh chóng !

Bấm vào để tìm hiểu thêm:

Ai đang làm việc này:

arrow_forward The European Union

Vấn đề 2: Các chính phủ cần đẩy mạnh HÀNH ĐỘNG của mình để thực hiện những Mục tiêu Phát triển Bền vững

Những gì thế giới cần để giải quyết vấn đề này:

faceface
attach_moneyattach_moneyattach_moneyattach_moneyattach_money
personpersonpersonperson

não

tiền

nhận thức

Mô tả

Tuy tồn tại một sự cam kết rộng rãi đối với các Mục tiêu Phát triển Bền vững , những cam kết này thường không được biến đổi thành hành động . Các quốc gia cần hành động để hoàn thành các mục tiêu này, bao gồm: hợp tác để lên kế hoạch hành động, đầu tư cho hành động, và theo dõi tiến độ .

Tuy vậy, các quốc gia không thường xuyên thực hiện tất cả các bước trên . Hơn nữa, ở những nước bắt đầu hành động, phần lớn các chính sách được đưa ra không đủ quyết liệt để đạt được các mục tiêu trên ! Chẳng hạn, chỉ có bốn quốc gia - (Bhutan, Ethiopia, Ấn Độ, và Philippines) - đưa ra hành động đủ quyết liệt để giữ mức ấm lên dưới 2°C, và chỉ có duy nhất một quốc gia - (Morocco) - đang trên đúng tiến độ đối với mục tiêu 1,5°C mà thôi .

Nỗ lực của Nga, Ả rập Xê út, Thổ Nhĩ Kỳ, và Hoa Kỳ, còn u0022thiếu sót trầm trọngu0022 . Mặc dù không có quốc gia nào đang đúng tiến độ để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững , có vẻ như còn rất nhiều quốc gia không thực sự nghiêm túc trong choiceQuiz này. Điều này cần phải được thay đổi nhanh chóng .

Bấm vào để tìm hiểu thêm:

Ai đang làm việc này:

Vấn đề 3: Hãy cùng bàn về tiền bạc...

Những gì thế giới cần để giải quyết vấn đề này:

facefaceface
attach_moneyattach_moneyattach_moneyattach_moneyattach_money
person

não

tiền

nhận thức

Mô tả

Để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững, chúng ta cần đầu tư cho chúng. Hàng năm, chúng ta cần 5-7 nghìn tỷ đô la Mỹ trên toàn thế giới . Nghe có vẻ là một số tiền lớn! Nhưng có thực sự như vậy? Thế giới chúng ta có nhiều tiền hơn vậy: tổng thu nhập hàng năm của tất cả các quốc gia là hơn 80 nghìn tỷ đô la Mỹ (đây là ngân sách công, do chính phủ kiểm soát) cùng với 200 nghìn tỷ đô la Mỹ ngân sách tư nhân do các công ty tạo ra nữa .

Mặc dù vậy, các Mục tiêu Phát triển Bền vững vẫn chưa được cấp đủ vốn . Tại các nước đang phát triển, cứ mỗi 1 đô la hiện được đầu tư hàng năm, cần thêm 1,79 đô la để đáp ứng các mục tiêu ấy ! Vậy làm thế nào chúng ta có thể thu hẹp khoảng cách kinh phí này? Nguồn đầu tiên là ngân sách công. Các nước thành viên Liên Hợp Quốc cam kết dành 0,7% Tổng thu nhập quốc dân của họ hàng năm cho viện trợ phát triển . Tuy nhiên, trong năm 2019, chỉ có 5 quốc gia đạt được mục tiêu này .

Nguồn thứ hai là ngân sách tư nhân từ các công ty. Bởi nguồn tiền tư nhân là rất lớn, nó sẽ là điều cần thiết giúp đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững , đặc biệt là trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo . Tuy nhiên, sử dụng tiền tư nhân có thể gây ra một số choiceQuiz khi những gì mang lại lợi nhuận không phải là những gì tốt nhất cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững .

Nhưng tin tốt là: đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững có ý nghĩa kinh tế!  Nó có thể tạo ra 380 triệu việc làm mới, mở ra cơ hội kinh doanh trị giá 12 nghìn tỷ đô la Mỹ và ngăn ngừa thiệt hại khí hậu trị giá 26 nghìn tỷ đô la Mỹ .

Bấm vào để tìm hiểu thêm:

Ai đang làm việc này:

Vấn đề 4: COVID-19 (‘Vi rút Corona’) khiến sự phát triển của loài người rơi vào khủng hoảng.

Những gì thế giới cần để giải quyết vấn đề này:

facefacefaceface
attach_moneyattach_moneyattach_moneyattach_money
personpersonpersonpersonperson

não

tiền

nhận thức

Mô tả

Đại dịch COVID-19 (bắt đầu năm 2019 và vẫn đang diễn ra) không chỉ là một cuộc khủng hoảng sức khỏe tức thì: đó là một cuộc khủng hoảng phát triển con người không thể biến mất . Ngoài những trường hợp tử vong do chính căn bệnh này gây ra, vào năm 2021, đại dịch có thể dẫn đến thêm 6000 ca tử vong ở trẻ em mỗi ngày ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình mà đáng ra có thể phòng ngừa được . Đây là một trong những tác động to lớn của vi rút đối với nền kinh tế và giáo dục .

Tất cả các tác động trực tiếp và gián tiếp của COVID-19 vẫn chưa được xác định, nhưng nó đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng hiện có bằng cách ảnh hưởng một cách không cân đối đến các quốc gia và nhóm người vốn đã dễ bị tổn thương . Ví dụ, tác động của nó đặc biệt nghiêm trọng đối với người cao tuổi, người vô gia cư và những người có choiceQuiz sức khỏe (điều phổ biến hơn ở các nhóm thu nhập thấp) .

Ngoài ra, khi các trường học và nhà trẻ đóng cửa, phụ nữ thường phải đảm nhận thêm các nhiệm vụ chăm sóc không lương, gây ảnh hưởng tới địa vị xã hội và kinh tế của họ . Cũng có bằng chứng cho thấy việc cách ly COVID-19 tại nhà đã khiến phụ nữ trải qua bạo lực gia đình gia nhiều hơn . Đây chỉ là một lát cắt về những tác động đã được cảm nhận và chắc chắn sẽ còn nhiều hơn thế nữa.

Hiện tại, COVID-19 đã khiến việc hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Bền vững vào năm 2030 thậm chí còn khó khăn hơn nữa . Theo một số ước tính, tất cả những tiến bộ trong quá trình phát triển của con người trong 6 năm qua có thể bị đảo ngược .

Bấm vào để tìm hiểu thêm:

Ai đang làm việc này:

Vấn đề 5: Chúng ta đang đứng giữa ngã ba đường: hồi phục sau COVID-19 phải dựa trên các Mục tiêu Phát triển Bền vững

Những gì thế giới cần để giải quyết vấn đề này:

facefacefaceface
attach_moneyattach_moneyattach_money
personpersonpersonpersonperson

não

tiền

nhận thức

Mô tả

Một số người cho rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 có thể kích hoạt hành động vì khí hậu ! Do khủng hoảng kinh tế, lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu vào năm 2020 sẽ có mức giảm lớn nhất từ trước tới nay . Tuy nhiên, để ngăn chặn cuộc khủng hoảng khí hậu, lượng khí thải phải tiếp tục giảm, hàng năm .

Điều này có nghĩa là các chính phủ phải hành động ngay từ bây giờ để đưa chúng ta vào con đường phát thải bằng không đồng thời khởi động quá trình phục hồi kinh tế sau COVID-19 . Các Mục tiêu Phát triển Bền vững phải là nền tảng và chỉ hướng cho sự phục hồi của thế giới, giúp khôi phục xã hội mà không làm sống lại những thói quen cũ của con người góp phần gây hủy hoại môi trường .

Bấm vào để tìm hiểu thêm:

Ai đang làm việc này:

Vấn đề 6: Không tiêu thụ quá mức!

Những gì thế giới cần để giải quyết vấn đề này:

facefaceface
attach_money
personpersonpersonpersonperson

não

tiền

nhận thức

Mô tả

Khi các quốc gia phát triển và giàu lên, các cá nhân sẽ tiêu thụ nhiều hơn và lượng khí thải cũng sẽ tăng lên . Chúng ta đã nói về điều này thường xuyên trong toàn khóa học và đó là một choiceQuiz lớn đối với các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Hiện nay, hầu hết các quốc gia và mọi người đều hướng tới lối sống của những người giàu nhất trong xã hội .

Nhưng lối sống này thường rất không bền vững . Chúng ta cần đảm bảo rằng chất lượng cuộc sống cao mà tất cả mọi người đều xứng đáng nhận được sẽ không phải trả giá bằng hành tinh này . Chúng ta cần tập trung vào tiêu thụ đủ hơn là tiêu thụ quá mức, đặc biệt là ở các nước phát triển .

Chúng ta càng tiêu thụ nhiều, mức tăng phúc lợi mà chúng ta nhận được từ nó càng nhỏ . Nếu bạn không có nơi nào để sống, có được một ngôi nhà khiến bạn hạnh phúc hơn rất nhiều so với trước đây. Nhưng nếu bạn đã có một ngôi nhà, việc mua một ngôi nhà thứ hai không làm tăng phúc lợi của bạn nhiều nhưng nó lại sử dụng rất nhiều tài nguyên .

Việc ngăn chặn tiêu dùng quá mức không hề dễ dàng và thậm chí có thể cần những thay đổi cơ bản đối với hệ thống kinh tế của chúng ta và cách chúng ta đo lường tiến độ .

Bấm vào để tìm hiểu thêm:

Ai đang làm việc này:

arrow_forward Oxfam
Đến bài quiz!