Tuyệt chủng: Biến đổi khí hậu có đang gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt không?

14 phút để đọc

Updated on: 09 Jun 2021

Tất cả mọi sinh vật, từ động vật đến thực vật, nấm và vi khuẩn, được chia làm các loài.

Nhưng có rất nhiều loài hiện này phải đấu tranh để sinh tồn. Vì băng tan, hầu hết tất cả gấu Bắc Cực sẽ biến mất trước năm 2100. Và không chỉ có gấu Bắc Cực đâu: sự biến đổi khí hậu quá nhanh là mối hiểm họa đến rất nhiều loài.

Image of

Thật ra, nhà khoa học hiện nay đang nghĩ hành tinh này đang trải qua đợt đại tuyệt chủng, một phần là do biến đổi khí hậu. Nhưng mà điều này chính xác có nghĩa là gì, và tại sao nó lại diễn ra?

Các nhà khoa học cũng không chắc có tất cả bao nhiêu loài trên Trái Đất - con số đó có thể từ 2 triệu đến vài nghìn tỉ! Một nghiên cứu ước lượng được có khoảng 8,7 triệu loài trên Trái Đất hiện nay.

99% khác thì sao? Tuyệt chủng rồi. Nhưng “tuyệt chủng” thật ra có nghĩa là gì?

Nói chung, một loài bị tuyệt chủng là khi không còn cá thể nào trong loài đó còn sống. “Vòng đời” của mỗi loài khác nhau, nhưng các nhà khoa học đã ước tính rằng một loài tồn tại trong khoảng từ 1 đến 10 triệu năm.

Đại tuyệt chủng thậm chí cũng diễn ra ra ra khi hơn 75% tất cả các loài biến mất trong một khoảng thời gian địa lý ngắn - thông thường trong khoảng ít hơn 2 triệu năm. Xem xét các mẫu hóa thạch, ta thấy đã từng có khoảng năm đợt đại tuyệt chủng trong vòng khoảng 540 triệu năm đổi lại đây.

Các nhà khoa học thường quy những đợt đại tuyệt chủng này cho rất nhiều mối đe dọa gộp chung với nhau - thường bao gồm khí hậu bất thường và các đợt thiên tai như phun trào núi lửa và va chạm với các tiểu hành tinh.

Vụ đại tuyệt chủng gần nhất diễn ra trong khoảng 66 triệu năm trước, sự kiện ta thường biết đến với việc kết thúc thời kì khủng long.

Image of Ghi chép về các vụ tuyệt chủng

Ghi chép về các vụ tuyệt chủng

Những vụ tuyệt chủng gần nhất

Mặc dù việc một loài đi đến cảnh tuyệt chủng là bình thường, tốc độ tuyệt chủng đang tăng nhanh do các hoạt động của con người và biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Từ thế kỷ thứ 16, có ít nhất 680 loài có xương sống đã đi đến mức tuyệt chủng. Con số này nhìn có vẻ nhỏ, nhưng thật ra con người đã tăng tốc độ tuyệt chủng nhanh gấp 1.000 lần trên mức “tốc độ tự nhiên” (tốc độ ta ước tính được khi con người không xuất hiện). Thật ra, tốc độ tuyệt chủng hiện nay có thể sánh được với tốc độ của những đợt đại tuyệt chủng trước!

Image of Tốc độ tuyệt chủng trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Tốc độ tuyệt chủng trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Vì lý do này, rất nhiều nhà khoa học cho rằng ta đang trải qua đợt đại tuyệt chủng thứ sáu. Người ta tin rằng chúng ta đã bước vào kỷ nguyên địa chất mới gọi là “Kỷ Nhân sinh” (Anthropocene), được gọi thế vì sức ảnh hưởng to lớn của con người với Trái Đất.

Image of So sánh quy mô của các vụ tuyệt chủng hiện nay và ngày xưa ở các loài động vật khác nhau

So sánh quy mô của các vụ tuyệt chủng hiện nay và ngày xưa ở các loài động vật khác nhau

Hiện nay, nhiệt độ trung bình toàn cầu đang tăng với tốc độ nhanh nhất từng được ghi nhận. Nếu ta không hành động ngay, chúng ta sẽ chạm đến nhiệt độ chưa từng thấy trong 5 triệu năm trở lại đây trước cả 2100.

Image of Nhiệt độ trung bình toàn cầu đang tăng với tốc độ nhanh hơn những gì được ghi nhận trong quá khứ

Nhiệt độ trung bình toàn cầu đang tăng với tốc độ nhanh hơn những gì được ghi nhận trong quá khứ

Không may thay, các nhà khoa học đã dự đoán rằng có rất nhiều loài trên Trái Đất sẽ không thể theo kịp tốc độ thay đổi quá nhanh này thông qua việc thích nghi.

Khoảng 1 triệu loài động và thực vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, một phần là do sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra quá nhanh.

Cuộc chiến sinh tồn ấy đang trở nên gay gắt hơn từ các mối đe dọa đến từ con người: những thứ như ô nhiễm, săn bắt và nạn phá rừng, đã và đang phá hoại nhà của rất nhiều loại sinh vật.

Biến đổi khí hậu có thể làm tồi tệ thêm ảnh hưởng của các hiểm họa khác. Một thí nghiệm cho thấy dân số giảm nhanh gấp 50 lần khi các mối đe dọa diễn ra cùng một lúc so với khi chúng diễn ra một cách riêng biệt!

Sự tuyệt chủng hiện nay

Mặc dù việc phân tích xem tác nhân nào của biến đổi khí hậu gây ra sự tuyệt chủng ngày nay là rất khó, ta có thể thấy rõ là số lượng cá thể các loài đang giảm dần trên thế giới.

Trong khoảng 1970-2014, mật độ dân số của hơn 16.000 nhóm có xương sống trong 4.000 loài đã giảm đến 60% trên trung bình.

Image of Chỉ số Hành tinh Sống

Chỉ số Hành tinh Sống

Nếu không được bảo tồn, bất kì loài nào trong chúng cũng có thể bị “tuyệt chủng cục bộ”. Đó là khi một loài không còn tồn tại trong một vùng nữa nhưng vẫn tồn tại ở đâu đó khác trên Trái Đất.

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy tuyệt chủng cục bộ đang xảy ra do biến đổi khí hậu . Khi tuyệt chủng cục bộ diễn ra ở nhiều vùng, các loài sẽ đến gần với bờ vực tuyệt chủng toàn cầu.

Tuyệt chủng trong tương lai

Những mô hình dùng để dự đoán nguy cơ bị tuyệt chủng của các loài khác nhau gặp các giới hạn về khả năng tính toán và do đó thường phải đặt ra rất nhiều giả thiết (xem chương về u0022Mô hình Khí hậuu0022). Thêm nữa, để làm cho những mô hình này đơn giản hơn, những ảnh hưởng từ sự tương tác giữa các loài không được đề cập đến.

Tuy gặp phải những giới hạn này và khó khăn đến từ sự đa dạng giữa môi trường sống và đa dạng sinh học, những dự đoán này thường khá chính xác.

Image of

Một nghiên cứu cho thấy khoảng 5% các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng nếu Trái Đất nóng thêm 2°C, và 16% nếu Trái Đất nóng thêm 4,3°C. Chẳng khả quan tí nào cả!

Nhưng thực chất biến đổi khí hậu khiến số lượng cá thể suy giảm và dẫn đến tuyệt chủng như thế nào vậy?

Tác hại trực tiếp của biến đổi khí hậu

Việc thiên tai diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn chỉ là một trong những cách biến đổi khí hậu giết chết môi trường tự nhiên.

Ví dụ như, sóng nhiệt ở Úc khiến gấu túi chết vì thiếu nước khi những cái lá mà chúng ăn bị khô héo, và có đến 23.000 con cáo bay chết vì nóng trong năm 2018.

Việc nhiệt độ tăng lên quá ngưỡng chịu đựng của các loài động vật là điều ta thường nghĩ ngay đến đầu tiên, nhưng những thay đổi vật lý khác cũng có thể tăng thêm những áp lực đến các loài hoang dã.

Việc dâng cao mực nước biển làm giảm môi trường sống của các loài, đặc biệt ở những vùng ven biển và các đảo có bờ ở mực nước biển. Nó đồng nghĩa với việc các loài động vật sẽ có ít thức ăn và diện tích sống hơn, làm giảm xác suất sinh tồn của chúng. Với rất nhiều loài động vật ven biển khác, ví dụ như chim biển, việc này cũng dẫn đến ít khu vực sinh sản hơn.

Một loài gần đây đã bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng bởi ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu là chuột Bramble Cay Melomys. Quần đảo nhỏ mà loài chuột này sinh sống đã chịu ảnh hưởng từ việc nước biển dâng cao và lũ lụt lúc bão lũ. Việc này dẫn tới môi trường sinh sống của chúng bị mất nhanh chóng và dần dần xoá sổ toàn bộ cả loài.

Image of Sự tuyệt chủng của loài chuột Bramble Cay Melomys 

Sự tuyệt chủng của loài chuột Bramble Cay Melomys 

Lũ lụt từ biển cũng khiến đất và nước trở nên mặn hơn. Đây là choiceQuiz lớn cho những loài cây không thể thích nghi được với môi trường ngập mặn vì chúng có thể đẩy nước ra khỏi tế bào, khiến chúng mất nước.

Ảnh hưởng gián tiếp từ các tương tác sinh học

Biến đổi khí hậu cũng có thể gián tiếp làm giảm số lượng của các loài bằng việc thay đổi cách chúng có thể tương tác với nhau.

Thay đổi cách các loài tương tác với nhau thường dẫn đến sự tuyệt chủng nhanh hơn những ảnh hưởng trực tiếp khác của biến đổi khí hậu. Rất nhiều loài khác nhau có thể tác động đến nhau trong nhiều cách phức tạp mà bạn không thể tưởng tượng được.Nếu một loài bị tuyệt chủng, nó cũng có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài khác và hơn thế nữa.

Hãy cùng lấy rừng mưa ở Puerto Rico làm một ví dụ. Nhiệt độ cao nhất trung bình mỗi ngày đã tăng lên thêm 2°C kể từ năm 1970, và đã giết chết các động vật chân khớp (một nhóm động vật không có xương sống, bao gồm côn trùng) do áp lực từ nhiệt. Tổng khối lượng động vật chân khớp trong năm 2013 ít hơn từ 4 đến 8 lần so với những năm 1970.

Image of Khối lượng các loài động vật chân khớp giảm ở trong rừng

Khối lượng các loài động vật chân khớp giảm ở trong rừng

Thằn lằn, ếch và chim ăn các loại động vật chân khớp, do đó, sẽ giảm số lượng do thiếu thức ăn. Ví dụ như, các loài chim ăn côn trùng được cho thấy là sẽ hiếm hơn 53% trong năm 2005 so với 1990. Điều này cho ta thấy cách mà biến đổi khí hậu có thể dẫn đến một chuỗi suy giảm xuyên suốt chuỗi thức ăn - và trong cả thời gian ngắn nữa!

Nhưng nó không chỉ là choiceQuiz của việc có đủ thức ăn hay không. Ngoài việc ăn và bị ăn, những loài này cũng có vai trò quan trọng trong nền sinh thái - ta sẽ tìm hiểu nhiều ví dụ hơn trong hai chương tiếp theo.

Kết luận

Chúng ta giờ đây đã hiểu rõ hơn cách mà biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến môi trường hoang dã và cách làm sao mà việc suy giảm số lượng cá thể của một loài có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái.

Có rất nhiều hiểm họa khác có thể ảnh hưởng đến một loài trừ biến đổi khí hậu mà ta cần phải giải quyết, tuy nhiên việc giải quyết choiceQuiz về biến đổi khí hậu sẽ làm giảm gánh nặng đến cả dân số loài người và các sinh vật hoang dã! Ta sẽ tìm hiểu thêm về các giải pháp này ở các khóa học khác trên ClimateScience.

Chương tiếp theo