Thực phẩm & Khí hậu: Tác động của thực phẩm lên môi trường

9 phút để đọc

Updated on: 14 tháng 12

Vấn đề của nông nghiệp là gì?

Con người tiêu thụ rất nhiều thực phẩm. Để trồng được tất cả chúng, chúng ta dựa vào một quá trình được gọi là nông nghiệp, hay chăn nuôi. Không có gì ngạc nhiên khi nông nghiệp là một trong những tác nhân chính gây ra Biến đổi khí hậu do quy mô lớn của nó.

Trong tổng lượng khí thải đến từ chuỗi cung ứng thực phẩm, nông nghiệp chịu trách nhiệm đến 82% (những phần màu xanh lá, vàng và cam của biểu đồ dưới đây).

Image of Lượng phát thải khí nhà kính từ chuỗi cung ứng thực phẩm

Lượng phát thải khí nhà kính từ chuỗi cung ứng thực phẩm

Vậy, lượng phát thải này đến từ đâu?

Sử Dụng Năng Lượng

Để vận hành một nông trại ta cần năng lượng. Hầu hết lượng năng lượng này đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và từ đó thải ra khí CO₂ vào bầu khí quyển.

Phân bón và Thuốc trừ sâu

Rất nhiều các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp cũng cần một lượng năng lượng đáng kể để sản xuất.

Nông dân thường dựa vào các loại phân bón nhân tạo : hóa chất có chứa những chất dinh dưỡng đặc trưng để giúp cây trồng phát triển to hơn, khỏe mạnh hơn và nhanh hơn.

Image of Nitơ được dùng để tạo ra đạm

Nitơ được dùng để tạo ra đạm

Mặc dù phân bón rất có ích, riêng việc sản xuất chúng cũng đã tạo ra 1,2% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Không chỉ vậy, hầu hết các loại cây trồng chỉ sử dụng 50% lượng phân bón được dùng. Phần phân bón thừa thường bị phân hủy bởi vi sinh vật trong đất thành đinitơ oxit (N₂O): loại khí nhà kính có tác động làm nóng gấp 300 lần CO₂.

Nếu phân bón bị trôi xuống sông hồ, phần chất dinh dưỡng trong chúng sẽ bị hấp thụ bởi tảo và sinh vật phù du làm giảm lượng oxy trong nước. Điều này sẽ khiến cá và các loài thủy sinh khác nghẹt thở.

Image of Vòng tuần hoàn nitơ ở nông trại

Vòng tuần hoàn nitơ ở nông trại

Thuốc trừ sâu là một loại hóa chất khác được dùng bởi nông dân. Chúng giúp bảo vệ cây trồng khỏi dịch bệnh, cỏ dại, và các loại côn trùng gây hại cây trồng. Nếu không có các biện pháp bảo vệ cây trồng như thuốc trừ sâu, mất mùa có thể xảy ra đến 80%!

Tuy nhiên, cũng như phân bón, các loại hóa chất này cũng cần năng lượng để sản xuất. Chúng cũng độc hại đối với môi trường tự nhiên, bao gồm các sinh vật giúp cây trồng thụ phấn và sinh sản, và cả vi sinh vật giữ đất trồng khỏe mạnh và phì nhiêu.

Phát thải không CO₂

Nông nghiệp là nguồn phát thải khí nhà kính đinitơ monoxit (N₂O) và mêtan (CH₄) lớn nhất, chiếm lần lượt 80% và 45% tổng lượng phát thải từ con người của hai loại khí này.

Chúng ta đã bàn về việc N₂O có thể bị thải ra bởi phân bón nhân tạo thế nào rồi. Nhưng các loại khí thải phi-CO₂ còn đến từ đâu nữa? Hãy cùng xem biểu đồ sau:

Image of Lượng khí thải phi-CO₂ từ nông nghiệp

Lượng khí thải phi-CO₂ từ nông nghiệp

Chặt phá rừng và suy thoái đất

Khoảng một phần tư lượng phát thải khí nhà kính từ quá trình sản xuất thực phẩm được thải ra khi phát quang đất cho nông nghiệp.

Nông nghiệp sử dụng đến 50% diện tích đất sinh sống được trên Trái Đất và là nguyên nhân cho 80% việc chặt phá rừng toàn cầu.

Image of Sử dụng đất có thể sinh sống được

Sử dụng đất có thể sinh sống được

Những loại cây trồng thế chỗ cho cây trữ được ít cacbon hơn và không giữ đất lại tốt bằng. Điều này khiến đất trở nên không ổn định và khiến đất bị suy thoái, gây ra sụt lở đất và bão cát.

Image of Sự thoái hoá đất

Sự thoái hoá đất

Sử dụng nước

Dù nước chiếm đến 71% bề mặt Trái Đất, chỉ có khoảng 3% trong số chúng là nước ngọt, loại nước mà ta dùng để uống, giặt rửa và tưới tiêu. Khoảng hai phần ba lượng nước ngọt bị khóa trong băng đá, đồng nghĩa với việc chỉ có 1% lượng nước toàn cầu có thể được dùng trực tiếp bởi con người.

Nông nghiệp sử dụng nhiều nước ngọt hơn bất kì ngành công nghiệp nào khác, chiếm khoảng hơn 70% lượng nước ngọt sử dụng toàn cầu.

Hãy tìm hiểu chi tiết hơn về điều này:

Image of Dấu chân nước cho các sản phẩm khác nhau

Dấu chân nước cho các sản phẩm khác nhau

Biến đổi khí hậu chỉ sẽ khiến những choiceQuiz này trở nên tồi tệ hơn mà thôi, và đến trước năm 2025, sẽ có đến hai phần ba dân số thế giới sẽ bị thiếu nước.

Đến năm 2050, dân số thế giới được ước tính sẽ đạt đến 9,7 tỉ người, và tổng sản lượng lương thực sẽ phải tăng lên khoảng 50 đến 100% để đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho việc dân số tăng cao này. Nhưng làm sao ta có thể đạt được điều này khi nông nghiệp vốn đã gây sức ép cho tài nguyên và hành tinh của ta cơ chứ?

Nông nghiệp bền vững là gì?

Hãy cùng ôn lại nhanh nào. Ngày nay, nông nghiệp:

  • Thải ra khoảng 21% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu (82% lượng phát thải từ chuỗi cung ứng thực phẩm của ta) 
  • Sử dụng rất nhiều năng lượng
  • Hủy hoại hệ sinh thái xung quanh
  • Chiếm khoảng 50% đất sinh sống được trên Trái Đất
  • Đất suy thoái, thải ra CO₂ và khó để cây trồng phát triển hơn
  • Chiếm đến 70% lượng nước sử dụng toàn cầu

Nếu nông nghiệp trở nên bền vững hơn, thực phẩm có thể được sản xuất ra trên cùng một mẫu đất vĩnh viễn mà không gây ra sự cạn kiệt tài nguyên nào cả. Nông nghiệp bền vững cùng sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các sự thay đổi trong môi trường hơn, việc rất cần thiết để chúng ta vẫn có đủ lương thực trước với biến đổi khí hậu.

Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về việc nông dân và người tiêu dùng có thể làm gì để khiến việc sản xuất lương thực trở nên bền vững hơn.

Chương tiếp theo