Lãng phí thực phẩm: Chúng ta phải ngừng lãng phí 30% thực phẩm của mình

14 phút để đọc

Updated on: 19 tháng 2

Có đến 30% lượng thức ăn bị thất thoát hoặc lãng phí trên toàn thế giới. Và con số đó tương đương với trung bình 614 kcal một người một ngày! Nó cũng tương đương với 10 quả trứng cỡ vừa hoặc 21 củ cà rốt lớn mỗi ngày đó!

Image of Sự mất lương thực và thừa thực phẩm toàn cầu

Sự mất lương thực và thừa thực phẩm toàn cầu

Những sự thất thoát này xuất hiện ở tất cả các giai paragraph trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ nông trại đến trên bàn ăn của bạn. Tuy nhiên, nguyên nhân cho những sự thất thoát này rất khác nhau ở các giai paragraph khác nhau. Do đó, việc xem xét các giai paragraph riêng biệt bằng việc phân biệt rõ giữa thất thoát lương thực và lãng phí lương thực rất có ích.

Sự khác biệt giữa thất thoát lương thực và lãng phí lương thực là gì?

Thất thoát lương thực xảy ra ở trên nông trại, ở nơi lưu trữ và cả ở trong quá trình vận chuyển. Nó bao gồm lương thực bị tổn hại trong quá trình chế biến, đóng gói và vận chuyển nữa.

Thất thoát lương thực đồng thời cũng xảy ra ở quá trình buôn bán và tiêu thụ. Lương thực bị lãng phí khi chúng bị vứt bỏ vì đã hết hạn hay bị người tiêu dùng xem là u0022xấuu0022. Lãng phí lương thực cũng xảy ra do việc không bảo quản đúng cách ở nhà, hay bằng việc đặt hay mua nhiều đồ ăn hơn cần thiết.

Image of Sự mất lương thực vs sự lãng phí thực phẩm

Sự mất lương thực vs sự lãng phí thực phẩm

Tại sao việc thất thoát và lãng phí lương thực lại tồi tệ?

Khi lương thực bị mất hoặc lãng phí, tất cả các tài nguyên cần dùng để tạo ra thức ăn cũng bị phung phí luôn! Trên toàn cầu, việc lãng phí và thất thoát lương thực làm:

  • 1,4 tỉ hecta đất bị lãng phí để sản xuất phần thức ăn không được ăn - diện tích đó hơn cả tổng diện tích hai nước Canada và Ấn Độ đó!
  • Khoảng 250 km³ nước bị lãng phí mỗi năm - khoảng gấp 3 lần thể tích hồ Geneva!

Việc thất thoát và lãng phí lương thực cũng làm phung phí rất nhiều năng lượng. Lượng năng lượng bị lãng phí này cũng tạo nên một lượng khí thải nhà kính đáng kể. Hơn thế nữa, thực phẩm bị thối rữa cũng góp phần vào việc phát thải thông qua việc thải ra khí mêtan trực tiếp.

Nhìn chung, từ năm 2010 đến năm 2016, lượng lương thực bị thất thoát hay lãng phí tạo ra từ 8-10% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu từ hoạt động của con người. Chỉ tính riêng nước Mỹ, việc sản xuất thực phẩm bị thất thoát hay lãng phí thải ra lượng khí nhà kính ngang bằng với 37 triệu xe hơi!

Đây không chỉ là choiceQuiz về môi trường thôi đâu. Sự lãng phí này còn là choiceQuiz về kinh tế nữa, đến $940 tỉ đô la Mỹ một năm đó! Việc này là do sự mất mát trong kinh tế xuyên suốt chuỗi cung ứng, và làm gia tăng giá thành của thực phẩm cho người tiêu dùng.

Image of Chi phí của việc thất thoát và lãng phí lương thực

Chi phí của việc thất thoát và lãng phí lương thực

Điều gì gây ra sự mất lương thực và lãng phí thực phẩm ở các nước khác nhau?

Người nào càng giàu, họ càng lãng phí nhiều thức ăn. Tại các nước giàu có hơn, có tới hơn 40% sự thất thoát và lãng phí lương thực xảy ra ở giai paragraph bán lẻ và người tiêu dùng. Điều này phần lớn là do hành vi của người tiêu dùng và việc cung nhiều hơn cầu.

Tại các nước đang phát triển, sự mất mát lương thực hầu như xảy ra sớm hơn trong chuỗi cung ứng, với sự lãng phí ít hơn hẳn ở cấp độ người tiêu dùng. Trong khi người dân ở Châu Âu và Bắc Mỹ phung phí 95-115kg thực phẩm mỗi người mỗi năm, người dân ở Châu Phi hạ Sahara và Nam/Đông Nam Á chỉ làm phí 6-11kg mỗi người mỗi năm mà thôi.

Image of Các nguồn gây ra sự mất lương thực và lãng phí thực phẩm ở các vùng khác nhau

Các nguồn gây ra sự mất lương thực và lãng phí thực phẩm ở các vùng khác nhau

Sự mất lương thực ở các nước đang phát triển chủ yếu là do các kỹ thuật thu hoạch yếu, không đủ các thiết bị bảo quản và làm lạnh, và thiếu cơ sở vật chất cho vận chuyển và tiếp thị thực phẩm.

Làm sao để chúng ta có thể giảm sự mất lương thực và lãng phí thực phẩm?

Trong khi ta cần năng lượng để chế biến và đóng gói thực phẩm, lượng phát thải đến từ sự thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm còn chiếm nhiều hơn thế nữa. Lấy thịt bò làm ví dụ: cả việc đóng gói, vận chuyển và bán lẻ đóng góp chỉ 1-9% tổng phát thải, trong khi sự thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm đã gây ra 12-15% rồi.

Image of Lượng phát thải đánh đổi cho thịt bò

Lượng phát thải đánh đổi cho thịt bò

Tại các nước đang phát triển, các khoản đầu tư vào kỹ thuật thu hoạch tốt hơn, thiết bị bảo quản, và cơ sở vật chất sẽ là cần thiết để giảm sự thất thoát, cũng như cải thiện các thiết bị chế biến và đóng gói.

Bảo quản là một trong những tác nhân lớn nhất cho sự thất thoát lương thực ở các quốc gia này, do đó, việc cải thiện các thiết bị bảo quản sẽ có tác động lớn đến với việc giảm sự thất thoát này. Ví dụ như nếu các quốc gia này được tiếp cận đến công nghệ bảo quản lạnh như các quốc gia giàu có hơn, lượng lương thực bị thất thoát hay hay lãng phí sẽ giảm đến 25%!

Để giải quyết choiceQuiz này,chúng ta cần phát triển những giải pháp có giá thành thấp, không cần nối lưới cho việc bảo quản thực phẩm. Một ví dụ cho công nghệ này là Wakati, một loại lều kín khí chỉ dùng năng lượng Mặt Trời và nước để tạo ra môi trường bảo quản kín làm chậm quá trình chín và hạn chế thực phẩm bị mất nước và có mốc.

Thực ra,các công nghệ có giá thành thấp và phát thải ít để hạn chế sự thất thoát và lãng phí thực phẩm cũng hữu ích ở các quốc gia giàu có hơn. Ví dụ như lớp vỏ ăn được giúp ngăn chặn việc thực phẩm mất nước và các sản phẩm hấp thụ khí gas trái cây và rau củ thải ra khi chúng chín giúp giữ thực phẩm tươi trong thời gian dài hơn.

Rất nhiều giải pháp công nghệ cao cũng sắp được ra mắt. Người ta đang phát triển loại bao bì thực phẩm thông minh mà có thể giám sát thực phẩm và đưa ra dự đoán về thời gian chúng vẫn còn ăn được. Một vài loại bao bì thông minh thậm chí còn chủ động ngăn chặn sự phát triển của các loài vi sinh vật làm hư thức ăn!

Nhưng chỉ các đột phá thôi sẽ không thể đưa chúng ta đi xa được. Công chúng cũng cần nhận thức rõ ràng rằng các hành vi của họ làm gia tăng lượng lương thực bị lãng phí như thế nào,và liệu họ có thể làm gì để ngăn chặn việc đó.

Ngoài việc khuyến khích các hành vi ít lãng phí hơn, người ta cũng nên hiểu rõ hơn về việc bảo quản thực phẩm và sự an toàn của thực phẩm sau ngày hết hạn (điều này thay đổi tuỳ vào các quốc gia).

Nhưng không phải chỉ có người tiêu thụ là lãng phí thực phẩm thôi đâu. Các siêu thị cũng đặt ra những tiêu chuẩn cao cho phần thẩm mỹ của thức ăn, và thực phẩm không hoàn hảo thường sẽ bị vứt đi thậm chí nếu nó hoàn toàn có thể ăn được. Việc tận dụng những thực phẩm u0022xấuu0022 ở cấp độ bán lẻ và cấp độ tiêu dùng là điều cần thiết cho chúng ta để giảm thiểu sự lãng phí thực phẩm không cần thiết.

Image of Hãy ăn những đồ ăn xấu xí!

Hãy ăn những đồ ăn xấu xí!

Những nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, nhà cung cấp thực phẩm cũng có thể giảm lượng thực phẩm thừa bằng cách bán thức ăn với các khẩu phần hợp lý và quyên góp những đồ ăn chưa được ăn cho những người không có đủ tiền để mua chúng.

Vậy còn những phần thức ăn mà chúng ta không thể ăn thì sao? Phần thức ăn thừa có thể được dùng để cho động vật ăn hoặc làm thức ăn cho côn trùng (như ấu trùng ruồi lính đen) mà có thể dùng làm thức ăn cho động vật. Nhưng những phần thức ăn thừa này cũng có thể được sử dụng bởi con người luôn. Ví dụ như việc thức ăn thừa có thể được biến thành bao bì và nhựa sinh học có thể phân huỷ được. Điều này không chỉ làm giảm lãng phí thực phẩm, mà còn giảm lượng nhựa dùng để đóng gói không thể phân huỷ được bị vứt đi nữa.

Kết luận

Sự thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm xảy ra ở mọi giai paragraph của chuỗi cung ứng thức ăn, biểu thị một lượng lớn phí phạm tài nguyên và phát thải nhà kính không cần thiết. Việc giảm sự thất thoát lương thực và thực phẩm thừa sẽ giúp đỡ môi trường và nền kinh tế toàn cầu, cải thiện an ninh lương thực toàn cầu và giúp các cộng đồng nghèo dễ tiếp cận thực phẩm hơn trong khi đồng thời cũng tiết kiệm được hàng tỉ đô.

Chúng ta cần có các giải pháp khác nhau cho các quốc gia khác nhau vì nguyên nhân gây ra sự thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm cũng có những sự khác nhau đáng kể ttheo khu vực. Khi thế giới giàu lên, sự lãng phí thực phẩm ở mức độ người tiêu dùng có khả năng sẽ ngày càng trở thành một choiceQuiz lớn hơn. Do vậy, điều này là quan trọng khi con người có nhận thức về tác động của việc lãng phí thức ăn và điều gì họ có thể làm để tạo sự khác biệt.

Kể cả thế, một phần lương thực bị thất thoát hay hay lãng phí là không thể tránh khỏi được, đặc biệt là sự thất thoát xảy ra ở giai paragraph đầu chuỗi cung ứng. Điều gì sẽ xảy ra nếu ta có thể rút ngắn chuỗi cung ứng này?

Ở chương tiếp theo, chúng ta sẽ ta sẽ tìm hiểu về việc ta có thể thể đạt được điều này như thế nào bằng việc đưa việc sản xuất thực phẩm lại gần hơn đến người tiêu dùng.

Chương tiếp theo