Sức khỏe con người: Điều trị nguyên nhân, không phải triệu chứng

17 phút để đọc

Updated on: 29 Mar 2021

Việc giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu có lẽ là một trong những cơ hội cải thiện sức khỏe quan trọng nhất của thế kỷ 21 ! Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu mối liên hệ giữa sức khỏe và khí hậu cũng như tầm quan trọng của mối liên hệ này .

Image of

Ô nhiễm không khí trong nhà và sức khỏe

Khói và muội than thải ra khi sử dụng những nguồn nhiên liệu này để nấu ăn trong nhà có thể gây ra các bệnh về tim mạch, phổi, cũng như các bệnh ung thư và đột quỵ . Bỏi vậy, ô nhiễm không khí trong nhà là nguyên nhân khiến 4,3 triệu người tử vong mỗi năm , chủ yếu là ở các nước đang phát triển, như được thể hiện dưới đây .

Image of Tỷ lệ số người tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà, năm 2017 

Tỷ lệ số người tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà, năm 2017 

Các phương pháp nấu ăn truyền thống trên cũng đóng góp 2-5% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu mỗi năm , là hệ quả từ hoạt động đốt nhiên liệu và các hoạt động cần thiết để thu gom nhiên liệu .

Image of Ảnh hưởng của các phương pháp nấu ăn truyền thống 

Ảnh hưởng của các phương pháp nấu ăn truyền thống 

Tuy vậy, không chỉ lượng phát thải mà các loại ô nhiễm tạo ra từ các phương pháp nấu ăn truyền thống cũng gây ra nhiều choiceQuiz về khí hậu và sức khỏe con người . Việc nấu ăn bằng lửa đốt và các loại bếp hiệu suất thấp thường đi kèm với sự lưu thông không khí thấp, dẫn tới sự sản xuất ra “cacbon đen” (thành phần chính của muội than) .

Vậy cacbon đen ảnh hưởng như thế nào tới môi trường?

Image of Cacbon đen 

Cacbon đen 

Mặc dù lượng cacbon đen trong khí quyển thấp hơn khí CO₂, cacbon đen hiện là thủ phạm lớn thứ hai của hiện tượng nóng lên toàn cầu bởi nó hấp thụ rất nhiều nhiệt . Tuy nhiên, không giống như CO₂, cacbon đen có thể được loại bỏ nhanh chóng ra khỏi không khí bởi mưa . Trong khi CO₂ tiếp tục làm tăng nhiệt độ trong hàng trăm năm sau khi nó được thải ra, sự đóng góp của cacbon đen vào hiện tượng nóng lên toàn cầu nhanh chóng dừng lại nếu chúng ta chấm dứt sản sinh ra nó .

Điều này khiến cho những giải pháp giảm thiểu phát thải cacbon đen trở nên tiềm năng hơn: nếu việc phát thải cacbon đen chấm dứt hoàn toàn, các tác động của cacbon đen sẽ chỉ tồn tại trong vài thập kỉ thôi đó !

Image of Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chấm dứt việc phát thải cacbon đen từ ngày mai? 

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chấm dứt việc phát thải cacbon đen từ ngày mai? 

Các loại bếp nấu được cải tiến (dù chạy bằng năng lượng Mặt Trời hay bằng việc đốt nhiên liệu sạch) có thể cắt giảm tới 95% lượng khí thải  cũng như bảo vệ mạng sống con người. Bằng việc làm giảm cacbon đen và các chất gây ô nhiễm khác, người ta ước lượng rằng 150 triệu bếp nấu sạch có thể giúp hạn chế đến 2,2 triệu ca tử vong sớm ở Ấn Độ đó .

Ngoài ra còn có nhiều những lợi ích khác nữa! Bếp nấu được cải tiến sẽ sử dụng ít nhiên liệu hơn, làm giảm lượng thời gian con người đi thu lượm củi, một công việc hết sức vất vả và đôi khi còn rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người phụ nữ đi một mình .

Ô nhiễm không khí ngoài trời do giao thông vận tải

Giải quyết choiceQuiz ô nhiễm không khí trong nhà mới chỉ là một nửa câu chuyện mà thôi. Giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm không khí ngoài trời chính , đóng góp tới 16% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu vào năm 2014 . Khí thải từ giao thông vận tải được cho là nguyên nhân khiến cho 385.000 người tử vong sớm vào năm 2015 .

Image of Ô nhiễm không khí ngoài trời

Ô nhiễm không khí ngoài trời

Sử dụng ô tô điện là một giải pháp khả thi bởi chúng ít gây ô nhiễm đường phố hơn . Tuy nhiên, giải pháp này không giúp giải quyết được các choiceQuiz khác gây ra bởi ô tô, chẳng hạn như tai nạn giao thông. Giải pháp này cũng chỉ làm giảm phát thải nếu điện dùng được sản xuất từ năng lượng tái tạo.

Ngược lại, việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng (chẳng hạn như xe buýt, tàu điện và tàu hỏa) sẽ giúp giảm bớt lượng khí thải tính trên đầu người cũng như giao thông. Lợi ích này sẽ được phát huy tối đa khi các phương tiện này chở đủ lượng hành khách và chạy bằng các nhiên liệu sạch hoặc điện .

Các hình thức di chuyển năng động như đi bộ hay đạp xe có ích hơn nhiều và đem lại tác động tích cực lớn nhất đối với cả sức khỏe con người và giải quyết biến đổi khí hậu .

Image of Các giải pháp về giao thông vận tải giúp giải quyết các choiceQuiz về biến đổi khí hậu và sức khỏe con người 

Các giải pháp về giao thông vận tải giúp giải quyết các choiceQuiz về biến đổi khí hậu và sức khỏe con người 

Việc đi bộ và đạp xe giảm bớt khí thải, cải thiện chất lượng không khí và giúp ngăn chặn các bệnh liên quan tới lối sống ít vận động .

Nhà nước có thể khuyến khích người dân đi bộ và đạp xe nhiều hơn thông qua các chiến lược hiệu quả về chi phí, như việc nâng cấp hệ thống vỉa hè và làn đường dành cho xe đạp chẳng hạn .

Tại sao chúng ta cần liên kết sức khỏe con người với biến đổi khí hậu?

Tổ chức Y tế Thế giới ước lượng rằng cứ 8 ca tử vong thì có 1 ca là do ô nhiễm không khí  và nó cũng là một trong những thủ phạm gây ra biến đổi khí hậu.

Image of Số ca tử vong do ô nhiễm không khí 

Số ca tử vong do ô nhiễm không khí 

Các chính trị gia có xu hướng né tránh những chính sách biến đổi khí hậu mạnh mẽ do choiceQuiz về chi phí  và việc những lợi ích về khí hậu chỉ có thể được cảm nhận rõ rệt tại lãnh thổ của họ khi nhiều quốc gia khác cùng nhau hành động mà thôi .

Mặt khác, những lợi ích về sức khỏe từ việc giảm ô nhiễm không khí do ô tô và bếp nấu được cảm nhận nhanh hơn và bởi chính người dân tại quốc gia đó .

Vì vậy, xem xét những lợi ích trước mắt về sức khỏe của việc giảm ô nhiễm không khí có thể giúp thuyết phục các chính trị gia đưa ra hành động trong việc giảm phát thải. Những chính sách này hướng tới cải thiện sức khỏe cộng đồng và đối phó với biến đổi khí hậu. Một mũi tên trúng hai đích!

Image of Đôi bên cùng có lợi: Biến đổi khí hậu & Sức khỏe con người

Đôi bên cùng có lợi: Biến đổi khí hậu & Sức khỏe con người

Thực hiện được những mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu kí kết năm 2016 sẽ giúp cứu được hơn 1 triệu mạng sống mỗi năm trước tác động của ô nhiễm không khí cho tới năm 2050 . Những chính sách này cũng sẽ đem lại lợi ích đáng kể khi sức khỏe con người được cải thiện, chẳng hạn như tăng năng suất lao động và giảm chi tiêu về chăm sóc sức khỏe .

Bảo tồn thiên nhiên vì sức khỏe con người

Việc đánh giá cả về khí hậu cũng như sức khỏe con người cũng giúp thuyết phục các chính trị gia khắc phục hiện tượng chặt phá rừng.

Viêc chặt cây không chỉ thải ra khí cacbon  mà còn gây bùng phát các loại dịch bệnh nữa. Bằng cách nào vậy? 75% các dịch bệnh truyền nhiễm mới ở người tới từ động vật đó ! Những dịch bệnh này được gọi là các u0022bệnh lây truyền từ động vậtu0022 .

Image of Zoonose là những bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người 

Zoonose là những bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người 

Khi con người chặt phá rừng và xây dựng đường sá tại đó, khả năng tiếp xúc của con người với các loài động vật cũng cao hơn, đồng nghĩa với việc các dịch bệnh có khả năng lây lan tới con người cao hơn .

Image of Hoạt động chặt phá rừng đưa con người tới gần hơn với các loài động vật, làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh 

Hoạt động chặt phá rừng đưa con người tới gần hơn với các loài động vật, làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh 

Trong những năm trở lại đây, tác động của con người tới thế giới thiên nhiên được cho là có liên quan tới một số đại dịch và dịch bệnh lớn , bao gồm COVID-19 (từ 2019 tới hiện tại), Zika (2015-2019) và SARS (2002-2004) . Sự bùng phát của bệnh Ebola và Sốt rét cũng được cho là có liên quan tới việc chặt phá rừng .

Ngăn rừng không bị biến mất có thể giảm bớt khả năng bùng phát các dịch bệnh trong tương lai  cũng như hạn chế phát thải khí cacbon .

Đây không phải là nguyên nhân về sức khỏe duy nhất của việc bảo tồn thiên nhiên. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trải nghiệm với tự nhiên đem lại những tác động tích cực tới thể chất và tinh thần của chúng ta . Nói cách khác, hòa mình với cây cỏ và động vật khiến chúng ta vui vẻ hơn !

Một nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân có thể nhìn thấy những khoảng không gian xanh từ cửa sổ bệnh viện hồi phục sau phẫu thuật nhanh hơn và dùng ít thuốc giảm đau hơn những bệnh nhân có cùng bệnh nhưng không được nhìn thấy cây xanh như vậy đó !

Image of

Chế độ ăn uống và Sức khỏe

Thực phẩm mà con người tiêu thụ không chỉ có tác động tới sức khỏe của chúng ta mà còn tới sức khỏe của cả hành tinh này .

Tuy hiện nay chúng ta đang sản xuất đủ thực phẩm cung cấp cho toàn thể dân số toàn cầu , lượng thực phẩm này vẫn chưa được phân bổ đồng đều. Vẫn có tới 11% dân số thế giới bị suy dinh dưỡng, nghĩa là họ không có đủ lượng thực phẩm cần thiết để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh hàng ngày . Trong khi đó, 8% số ca tử vong toàn cầu vào năm 2017 là do bệnh béo phì .

Ăn quá nhiều thịt (đặc biệt là thịt đỏ và thịt chế biến sẵn ), thực phẩm đã qua chế biến và đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư .

Chế độ ăn này cũng cực kì có hại cho môi trường ! Quá trình sản xuất thịt thải ra lượng khí thải cao gấp nhiều lần quá trình sản xuất thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật bởi chuỗi thức ăn càng lên cao thì lượng nhiên liệu bị mất đi càng lớn . Hơn thế nữa, những động vật như bò và cừu đóng góp nhiều nhất vào lượng phát thải khí mêtan toàn cầu, loại khí nhà kính đáng sợ hơn cả khí CO₂ . Những tác động tới môi trường từ việc ăn thịt được đề cập chi tiết trong khóa học Thực phẩm và Trồng trọt.

Có rất nhiều chỉ dẫn về chế độ ăn khoa học được công nhận trên toàn cầu . Những khuyến nghị này chỉ xem xét những tác dụng về sức khỏe của các chế độ ăn và khuyến khích ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật cũng như ít thịt và đường hơn . Chế độ ăn này cũng tốt hơn rất nhiều cho môi trường nữa !

Nếu chúng ta thực hiện theo những chỉ dẫn này, lượng phát thải khí nhà kính từ chế độ ăn của con người sẽ giảm đến 29% .

Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng những chỉ dẫn này nên được cập nhật để khuyến nghị việc giảm bớt thực phẩm và thịt chế biến sẵn . Để tìm hiểu thêm về thực phẩm và môi trường, hãy xem khóa học về u0022Thực phẩm và Trồng trọtu0022 bạn nhé!

Image of Nếu như tất cả mọi người đều có chế độ ăn lành mạnh…

Nếu như tất cả mọi người đều có chế độ ăn lành mạnh…

Kết luận

Chế độ ăn lành mạnh, bếp nấu sạch và các giải pháp về giao thông vận tải chỉ là ba trong số nhiều cách mà chúng ta có thể áp dụng để cùng lúc cải thiện sức khỏe toàn cầu và làm chậm quá trình biến đổi khí hậu . Hiểu và tận dụng triệt để những mối liên hệ này có thể khuyến khích các chính trị gia hành động nhanh và hiệu quả hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu .

Chương tiếp theo