Sự phát thải theo Mục đích sử dụng cuối: Hoạt động nào phát thải nhiều nhất?

9 phút để đọc

Updated on: 04 Mar 2021

Trong chương trước chúng ta đã phân loại khí thải từ những lĩnh vực mà chúng được thải ra. Có những cách khác để phân chia khí thải, bao gồm phân chia theo mục đích sử dụng hay hoạt động thải ra chúng. Cách này giúp ta chia lượng khí thải trong từng lĩnh vực theo sản phẩm hay hoạt động tạo ra khí thải .

Image of Phân tích mục đích sử dụng cuối trong lĩnh vực năng lượng 

Phân tích mục đích sử dụng cuối trong lĩnh vực năng lượng 

Tại sao việc phân loại phát thải theo mục đích sử dụng cuối lại có ích?

Phân loại khí thải bằng mục đích sử dụng giúp chúng ta hiểu hơn về những hoạt động cụ thể hoặc những sản phẩm chịu trách nhiệm cho sự phát thải .

Điều này giúp ta có thể tìm ra cách làm giảm thiểu chúng. Ví dụ, chúng ta thấy rằng nhà cửa chiếm 17,7% lượng khí thải nhà kính . Thông tin này có thể dẫn đến việc chính phủ cải thiện vật liệu cách nhiệt để có thể giảm lượng năng lượng bị lãng phí bởi việc sưởi ấm và làm mát không hiệu quả của các toà nhà .

Sản phẩm nào gây ra nhiều lượng khí thải nhất?

Image of Lượng khí thải từ những lĩnh vực và mục đích sử dụng cuối khác nhau

Lượng khí thải từ những lĩnh vực và mục đích sử dụng cuối khác nhau

Cột bên phải của biểu đồ thể hiện lượng khí thải theo từng hoạt động sử dụng. Chúng phân phối lại lượng khí thải theo lĩnh vực mà chúng được thải ra dưới mục đích sử dụng cuối cùng .

Điều này tạo ra sự khác biệt rõ ràng trong lĩnh vực năng lượng vì nó tạo ra năng lượng cho nhiều mục đích sử dụng cuối khác nhau. Trách nhiệm cho sự phát thải có thể được phân bổ từ lĩnh vực cung cấp năng lượng đến những hoạt động hoặc sản phẩm sử dụng nguồn năng lượng đó .

Một ví dụ là lượng khí thải đến từ việc sử dụng nhiên liệu để sản xuất nhiệt hoặc điện cho các hộ gia đình và căn hộ. Nó được tạo ra bởi lĩnh vực năng lượng, nhưng sử dụng trong những tòa nhà .

Mục đích sử dụng cuối/hoạt động nào tệ nhất đối với hành tinh?

Những hoạt động trên đường chiếm 11,9% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu .

Nó bao gồm lượng khí thải từ quá trình làm đường và lượng khí thải từ những phương tiện di chuyển trên đường gồm xe hơi, xe tải và xe buýt .

Nó cũng bao gồm cả lượng khí thải đến từ quá trình sản xuất và buôn bán những phương tiện giao thông này .

Image of Khí thải đến từ những con đường

Khí thải đến từ những con đường

Những tòa nhà mà chúng ta đang sống và làm việc còn chiếm tỉ lệ nhiều hơn, thải ra đến 17,7% lượng CO₂e toàn cầu . Nó bao gồm cả điện được sử dụng cho việc làm sáng, sử dụng thiết bị điện (tất cả những đồ vật sử dụng ổ cắm điện từ máy nướng bánh mì đến máy sấy tóc), tủ lạnh và máy điều hòa cũng như là máy sưởi làm ấm cho ngôi nhà và nơi làm việc và bất kì việc sử dụng nhiên liệu trực tiếp nào như sử dụng gas .

Đối với lĩnh vực công nghiệp, ngành công nghiệp sắt thép là một trong những ngành tiêu thụ năng lượng lớn nhất trên thế giới , chiếm đến 7,2% lượng phát thải khí nhà kính .

Khí CO₂ được thải ra ở nhiều giai paragraph khi sản xuất thép, bao gồm cả khi nhiên liệu được đốt cháy ở công trường (70%), và khí thải không trực tiếp từ điện và nhiệt sử dụng trong quá trình sản xuất (30%) .

Nhu cầu toàn cầu về thép vẫn đang tiếp tục tăng, và nếu không được can thiệp, lĩnh vực này có thể sinh ra lượng khí nhà kính nhiều hơn nữa trong tương lai .

Image of Sản xuất thép

Sản xuất thép

Chuỗi cung ứng là gì và tại sao chúng lại quan trọng?

Tất cả giai paragraph liên quan đến quá trình tạo ra một sản phẩm nhất định - bao gồm khai thác nguyên vật liệu, sản xuất, vận chuyển và sử dụng và vứt bỏ chúng - được gọi chung là chuỗi cung ứng .

Khi chúng ta phân loại lượng khí thải theo mục đích sử dụng cuối, khí thải ở mỗi giai paragraph của chuỗi cung ứng được tính vào lượng khí thải gây ra bởi sản phẩm cuối cùng.

Chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của nó qua chuỗi cung ứng thực phẩm và chuỗi cung ứng thời trang.

Chuỗi cung ứng thực phẩm

Chuỗi cung ứng thực phẩm hiện nay thải ra khoảng 13,7 tỉ tấn CO₂e, 26% lượng phát thải khí nhà kính từ con người . Mỗi giai paragraph của chuỗi cung ứng thực phẩm - từ nông trại đến bữa ăn - đều tạo ra khí nhà kính .

Image of Những nguồn phát thải khí nhà kính đến từ những giai paragraph khác nhau trong chuỗi cung ứng thực phẩm 

Những nguồn phát thải khí nhà kính đến từ những giai paragraph khác nhau trong chuỗi cung ứng thực phẩm 

Việc thay đổi mục đích sử dụng đất và các công paragraph của trang trại chiếm phần lớn lượng khí thải thực phẩm, với tỉ lệ đến 82% ! Ta cũng thấy sự khác biệt rất lớn giữa lượng phát thải khí nhà kính từ những loại thực phẩm khác nhau: sản xuất 1kg thịt bò thải ra 60kg CO₂e , trong khi đó sản xuất 1kg đậu chỉ thải ra 1kg CO₂e .

Image of Lượng khí thải đến từ thịt cao hơn thực vật

Lượng khí thải đến từ thịt cao hơn thực vật

Vậy còn quần áo chúng ta mặc thì sao?

Lượng khí thải đến từ nhiều nguồn khác nhau cũng đến từ quá trình sản xuất quần áo mà chúng ta mặc .

Ước tính ngành thời trang chiếm hơn 10% lượng khí thải nhà kính toàn cầu . Lượng khí thải này còn nhiều hơn lượng khí thải đến từ những chuyến bay quốc tế hay ngành công nghiệp vận chuyển hàng hoá nữa !

Nguyên nhân khiến lượng phát thải khí CO₂e quá cao là do ngành công nghiệp này có chuỗi cung ứng dài và quy trình sản xuất cần rất nhiều năng lượng .

Image of Những công paragraph trong chuỗi cung ứng thời trang chịu trách nhiệm về lượng khí phát thải 

Những công paragraph trong chuỗi cung ứng thời trang chịu trách nhiệm về lượng khí phát thải 

Khi thời trang “ăn liền” trở nên thịnh hành hơn, lượng khí thải từ ngành thời trang tiếp tục tăng; quần áo được sản xuất trong khoảng thời gian ngắn hơn với những mẫu thiết kế mới liên tục xuất hiện sau vài tuần nhằm thỏa mãn nhu cầu về những xu hướng mới nhất . Ngày nay, mỗi khách hàng trung bình mua quần áo nhiều hơn 60% so với năm 2003 .

Image of Quả Đất đi mua sắm

Quả Đất đi mua sắm

Kết luận

Có nhiều cách khác nhau để phân loại khí thải nhà kính, bao gồm bằng nguồn phát thải chính và mục đích sử dụng. Điều quan trọng là biết khí thải nhà kính đến từ đâu để chúng ta có thể thấy được những điểm nào cần phải được thay đổi để chống lại biến đổi khí hậu một cách tốt nhất.

Trước tiên, chúng ta cần phải giải quyết các nguồn khí phát thải lớn (ví dụ như trong lĩnh vực năng lượng ấy!) và ngưng tập trung vào những nguồn phát thải nhỏ hơn. Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu quốc gia nào thải ra nhiều lượng khí thải nhất.

Chương tiếp theo