Chế độ ăn bền vững: Chế độ ăn lành mạnh và bền vững là gì

9 phút để đọc

Updated on: 05 Apr 2021

Bạn, với tư cách một cá nhân, có thể làm thế nào để đóng góp vào việc giải quyết choiceQuiz biến đổi khí hậu? Những hành động của một cá nhân có thể thực sự tạo ra sự khác biệt cho hành tinh của chúng ta không? Trong khóa học này, chúng ta sẽ khám phá những cách mà một cá nhân có thể giảm vết cacbon của mình và xem xét sự hiệu quả của những hành động này trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhìn vào những gì chúng ta ăn có tác động như thế nào đến thế giới xung quanh ta.

Chế độ ăn của chúng ta có một sự ảnh hưởng lớn đến biến đổi khí hậu, bởi 26% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu do con người tạo ra đến từ quá trình sản xuất và phân phối thực phẩm . Điều này bao gồm cả vận chuyển và đóng gói thực phẩm . Tuy nhiên, nên lưu ý rằng vận chuyển thực phẩm chỉ đóng góp một phần nhỏ của lượng phát thải này, nó chỉ chiếm 6% lượng phát thải từ quá trình sản xuất thực phẩm tại EU và 5,1% tại Mỹ .

Biểu đồ tròn sau đây minh họa 13,7 tỉ tấn khí CO₂ được thải ra từ thực phẩm toàn cầu mỗi năm :

Image of Lượng phát thải CO₂ của chế độ ăn theo các lĩnh vực 

Lượng phát thải CO₂ của chế độ ăn theo các lĩnh vực 

(Ghi chú: chuỗi cung ứng bao gồm quá trình chế biến thức ăn (từ nông trại đến thành phẩm), vận chuyển, bán lẻ và đóng gói.)

Chúng ta có nên thay đổi chế độ ăn của mình không?

Những loại thức ăn khác nhau sản sinh lượng khí nhà kính khác nhau, vì vậy cũng hợp lí là việc thay đổi chế độ ăn của chúng ta có thể có tác động tích cực đối với vết cacbon của chúng ta.

Bạn có biết, trung bình, việc tiêu thụ 100g chất đạm từ thịt bò thải ra gấp 167 lượng khí nhà kính so với việc tiêu thụ 100g chất đạm từ quả hạch hay không ? Hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây để so sánh giữa các loại thức ăn khác nhau:

(Ghi chú: mặc dù việc trồng quả hạch thải ra nhiều khí nhà kính hơn một vài loại thức ăn dựa vào thực vật khác, việc thay thế đất trồng với những cây quả hạch giúp tăng sự hấp thụ khí cacbon trong khí quyển, nhờ đó làm giảm tổng lượng phát thải từ thành phẩm.)

Image of Lượng phát thải CO₂ từ nhiều loại thực phẩm khác nhau 

Lượng phát thải CO₂ từ nhiều loại thực phẩm khác nhau 

Một cách để giảm vết cacbon của bạn là chuyển qua chế độ ăn phần lớn dùng thực vật . Bằng cách loại bỏ những sản phẩm từ động vật ra khỏi chế độ ăn của chúng ta, khí thải nhà kính từ lĩnh vực thực phẩm có thể được giảm gần 50% .

Kể cả như vậy, sự suy giảm đáng kể trong sự phát thải vẫn có thể đạt được bằng cách giảm lượng thịt mà chúng ta ăn, và chuyển sang các loại thịt có tác động thấp hơn như gà và cá .

Image of Tác động của sự thay đổi chế độ ăn của bạn 

Tác động của sự thay đổi chế độ ăn của bạn 

Thức ăn đến bàn ăn của chúng ta như thế nào?

Trong khi vận chuyển thực phẩm chỉ chiếm một phần nhỏ trong lượng phát thải (chỉ 6% lượng phát thải từ chế độ ăn thường thấy tại EU  và 5,1% tại Hoa Kỳ ), nó vẫn là một khía cạnh dễ giảm lượng phát thải từ chuỗi cung ứng thực phẩm 

Chúng ta có thể làm gì để giảm lượng phát thải từ vận chuyển và chế biến thực phẩm?

  1. Tránh để thực phẩm được vận chuyển bằng đường hàng không - vận chuyển bằng máy bay đường ngắn thải ra khoảng 1700 gCO₂/t-km. Qua so sánh, vận chuyển bằng đường biển thải ra lượng khí thải nhà kính trên mỗi km thấp nhất với khoảng 2g CO₂/t-km .
  2. Đối với nguồn cung - ta nên tránh sử dụng thực phẩm đóng hộp, vì việc chế biến và đóng gói thực phẩm sử dụng rất nhiều năng lượng.
Image of Những mẹo giúp giảm lượng phát thải từ chế độ ăn của chúng ta

Những mẹo giúp giảm lượng phát thải từ chế độ ăn của chúng ta

Đường đi của thực phẩm quan trọng như thế nào?

Mặc dù việc giảm quãng đường thực phẩm của bạn đã di chuyển có thể giúp giảm lượng phát thải trong nhiều trường hợp, bạn cũng rất cần xem xét thực phẩm đã được sản xuất như thế nào ngay từ ban đầu .

Ví dụ, ở các quốc gia có khí hậu lạnh, chúng ta cần năng lượng để sưởi ấm cho cừu và gia súc. Thông thường, điều này là không cần thiết ở các quốc gia có khí hậu ấm hơn .

Image of Tại sao đường đi của thực phẩm không phải là thước đo hiệu quả về tác động của môi trường 

Tại sao đường đi của thực phẩm không phải là thước đo hiệu quả về tác động của môi trường 

Năng lượng là cần thiết để giúp giữ thức ăn được tươi và lạnh. Một vài loại quả và rau cần được bảo quản trong tủ đông trong nhiều tháng để nó có thể được bán khi trái mùa .

Rõ ràng, quãng đường thực phẩm của bạn di chuyển không phải là một chỉ số đáng tin cậy cho vết cacbon của thức ăn của bạn. Với quá trình sản xuất thịt bò, việc vận chuyển chỉ chiếm ít hơn 1% lượng phát thải mà thôi . Trong trường hợp này, nơi bạn mua thịt không khiến vết cacbon của nó cao, nhưng choiceQuiz nằm ở chính miếng thịt đó .

Việc lãng phí thức ăn tồi tệ như thế nào?

Việc lãng phí thức ăn sản sinh ra đến 4,4 tỉ tấn CO₂ mỗi năm .

Image of Việc lãng phí và thất thoát thực phẩm trên toàn cầu 

Việc lãng phí và thất thoát thực phẩm trên toàn cầu 

Do đó, chúng ta không nên chỉ nghĩ về những loại thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ mà cũng nên nghĩ về lượng thực phẩm chúng ta mua và bỏ đi nữa.

Chúng ta có thể tạo ra thịt mà không cần sử dụng động vật không?

Sẽ ra sao nếu chúng ta có thể làm ra 80.000 bánh mì burger từ một vài tế bào của một con bò nhỉ? Những tiến bộ về công nghệ gần đây đã cho phép các nhà khoa học nuôi thịt trong phòng thí nghiệm, bằng cách sử dụng những tế bào đặc biệt được gọi là tế bào gốc .

Image of Làm thế nào để nuôi trồng thịt 

Làm thế nào để nuôi trồng thịt 

Thịt nuôi cấy, loại thịt được tạo ra từ những tế bào gốc, về cơ bản có lượng phát thải khí nhà kính cũng như nhu cầu về đất đai và lượng nước cần sử dụng thấp hơn nhiều so với gia súc . Bạn có thể tìm hiểu thêm về thịt nuôi cấy trong khóa Thực ăn và Nuôi trồng của chúng mình đó!

Dù vậy, sản phẩm thay thế thịt làm từ thực vật, như Impossible Burger và Beyond Meat, thậm chí còn có sự tác động về môi trường thấp hơn cả thịt truyền thống và thịt nuôi cấy nữa .

Kết luận

Chế độ ăn là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta cũng như tác động của chúng ta đến môi trường. Bằng cách thích nghi với chế độ ăn bền vững hơn, chúng ta có thể góp phần trong việc giảm lượng phát thải khí nhà kính.

Chương tiếp theo