Khí hậu trong tương lai: Chính xác thì khí hậu sẽ thay đổi như thế nào?

14 phút để đọc

Updated on: 03 Mar 2021

Tất cả những điều này sẽ xảy ra trên một hành tinh nóng hơn và cũng có nguy cơ ta sẽ vượt qua những điểm bùng phát của khí hậu nữa.

Có rất nhiều thứ ta cần nói đến đó! Ta hãy xem qua những thay đổi về lượng mưa trước nhé.

Lượng mưa sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai?

Image of Sự gia tăng lượng mưa với sự nóng lên toàn cầu

Sự gia tăng lượng mưa với sự nóng lên toàn cầu

u0022Cường độ lượng mưau0022 - lượng mưa rơi ở một thời điểm nhất định ở một vùng địa phương - sẽ tăng. Theo thực tế, bằng chứng cho thấy cho mỗi 1°C nóng lên toàn cầu, các trận mưa lớn (thay vì mưa phùn) có thể diễn ra thường xuyên hơn đến 5-10%. Thế nên, càng nhiều nơi trên Trái Đất sẽ có nguy cơ đối mặt với lũ lụt hơn.

Tuy nhiên không phải một số nơi sẽ trở nên khô hạn hơn ư? Đúng vậy đó!. Những sự thay đổi trong lượng mưa được dự đoán sẽ trở nên không đồng đều nên một số vùng sẽ trở nên ẩm ướt hơn, số khác sẽ trở nên khô hạn hơn và một số sẽ hầu như không thay đổi.

Một phần, đây là bởi vì một số phần của khí quyển sẽ trở nên ấm hơn so với phần khác, nên chúng sẽ có khả năng giữ lại nhiều nước hơn.

Cũng sẽ có những thay đổi trong dòng chảy của không khí trong bầu khí quyển và điều này sẽ thay đổi cách mà nước được phân bố ở trên toàn cầu.

Nói chung, những vùng ở xa đường xích đạo sẽ trở nên ẩm ướt hơn, trong khi những vùng gần với đường xích đạo sẽ trở nên khô hạn hơn nếu chúng vốn đã khô hạn, và ẩm ướt hơn nếu chúng vốn đã ẩm ướt!

Image of Khô hơn và ẩm ướt hơn

Khô hơn và ẩm ướt hơn

Điều này có nghĩa là ở một số vùng sẽ có ít lượng mưa hơn khiến hạn hán có khả năng xảy ra nhiều hơn. Thêm vào đó, khi thế giới trở nên nóng hơn, mức độ nghiêm trọng của hạn hán có khả năng gia tăng.

Nếu sự nóng lên toàn cầu ở mức trên 2°C, nhiều trận hạn hán được dự đoán sẽ xảy ra ở vùng Địa Trung Hải, tây nam nước Mỹ và các vùng phía nam Châu Phi.

Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng khiến tất cả mọi người tiếp cận được đến đủ lương thực an toàn và bổ dưỡng. Đây là vì do khi đất trở nên khô cằn, cây trồng sẽ khó phát triển hơn.

Image of Nguy cơ hạn hán An ninh Lương thực

Nguy cơ hạn hán An ninh Lương thực

Sự nóng lên toàn cầu ảnh hưởng đến việc Mực Nước Biển Dâng Cao như thế nào?

Trong hàng nghìn năm qua, mưa nước biển vẫn luôn ổn định, tuy nhiên từ năm 1901 mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng 19 xăng-ti-mét.

Image of Nguyên nhân của Mực Nước Biển Dâng Cao

Nguyên nhân của Mực Nước Biển Dâng Cao

Những diện tích băng lớn, trú ngự trên đất liền, được gọi là những dải băng. Có hai dải băng trên thế giới, một ở Greenland, và một ở Nam Cực.

Trong một vài thập kỷ vừa qua, sự nóng lên toàn cầu đã làm cho những phần của dải băng tan ra và co lại. Thế nên, phần nước trước kia được trữ lại trên đất liền giờ đây chảy ra đại dương.

Mặt khác, những tảng băng tan không góp phần làm mực nước biển dâng cao vì phần nước thêm vào chỉ đơn giản thế chỗ cho lượng băng trong không gian được lấp đầy trước đó.

Từ năm 2006, những dải băng tan đã làm cho mực nước biển dâng lên 1,8 mi-li-mét mỗi năm. Việc này thậm chí còn góp phần nhiều hơn so với sự giãn nở, việc mà đã khiến mực nước biển dâng lên 1,4 mi-li-mét mỗi năm trong cùng một khoảng thời gian.

Mực nước biển sẽ thay đổi thế nào trong tương lai?

Bạn có thể thấy một loại các dự báo những gì có thể xảy ra với sự dâng cao mực nước biển trong biểu đồ dưới đây.

Image of Những Dự Báo về Mực Nước Biển Dâng Cao

Những Dự Báo về Mực Nước Biển Dâng Cao

Tới năm 2100, nếu không có thay đổi nào về chính sách khí hậu, mực nước biển được dự đoán sẽ tăng 15 mi-li-mét mỗi năm, và vài xăng-ti-mét một năm vào năm 2200!

Chưa hết, choiceQuiz tồi tệ hơn nữa là nếu những dải băng ở Greenland và Nam Cực mất quá nhiều băng, chúng sẽ vượt qua điểm bùng phát, và có thể dẫn đến hậu quả khiến mực nước biển dâng cao hơn 7 mét!

Nhưng khoan đã, hãy lùi lại một bước nào.

Điểm Bùng Phát là gì và vì sao chúng lại rất quan trọng?

Hãy tưởng tượng một trái banh lăn lên đồi. Khi bạn đi bộ lên đồi, nếu bạn đẩy trái banh lên một chút nó sẽ chỉ đơn giản lăn ngược về tay bạn.

Tuy nhiên, một khi bạn lăn trái banh qua đỉnh đổi nó sẽ tiếp tục lăn xa khỏi bạn và bạn sẽ đánh mất nó. Ở đây, đỉnh đồi là “điểm bùng phát”; ở điểm đó nếu bạn cho thêm trái banh một cái đẩy dù nhẹ nhất có thể nó vẫn sẽ lăn xa khỏi bạn và sẽ không bao giờ dừng lại cả!

Image of Trái banh trên đồi Điểm Bùng Phát

Trái banh trên đồi Điểm Bùng Phát

Bình thường, những hệ thống của Trái Đất chúng ta vận hành theo một cách tương tự với trái banh ở chân đồi - nếu ta cho chúng một cái đẩy nhẹ bằng cách thay đổi chúng một chút, cuối cùng chúng sẽ trở lại trạng thái tự nhiên. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm cho hệ thống của Trái Đất thay đổi rất nhiều, ví dụ như bằng sự tăng cao trong nhiệt độ, trái banh sẽ di chuyển lên đỉnh đổi, và bất kì cái đẩy nhẹ thêm nào cũng sẽ gây ra sự thay đổi to lớn và không thể đảo ngược được. Đây được gọi là “điểm bùng phát”.

Một khi đã vượt qua điểm bùng phát, nó không thể nào đảo ngược được vì bạn không thể chỉ trở về trạng thái gốc của hệ thống khí hậu bằng cách hoàn tác một thay đổi nhỏ. Nó kích hoạt một sự thay đổi không thể nào tránh khỏi mà sự thay đổi đó có thể xảy ra đột ngột và ngay lập tức, hoặc có thể bị trì hoãn và diễn ra nhiều năm trong tương lai.

Đâu là nguyên nhân làm cho những Dải Băng ở Greenland và Nam Cực vượt qua điểm bùng phát?

Những dải băng ở Greenland và Nam Cực sẽ vượt qua điểm bùng phát khi diện tích băng mất đi trở nên lớn đến mức nó bất khả thi để ngăn phần còn lại của dải băng cũng tan chảy.

Dải băng ở Greenland đang tiến gần tới điểm này bởi khi nó tan, nó sẽ di chuyển tới những vùng đất thấp hơn. Vì không khí ấm hơn ở những vùng thấp, tốc độ tan chảy sẽ tăng cao.

Image of Sự phản hồi của dải băng tan

Sự phản hồi của dải băng tan

Nếu những dải băng ở Greenland và tây Nam Cực vượt qua điểm bùng phát của chúng, ta có thể dự đoán rằng mực nước biển sẽ dâng cao thêm vài mét trong hàng trăm năm tới đây.

Khi nào Greenland và Nam Cực sẽ vượt qua điểm bùng phát này?

Nhìn chung, người ta không biết rõ liệu có bất kì điểm bùng phát nào sẽ bị vượt qua trước năm 2100 hay không vì không có đủ dữ liệu và các khó khăn mà các mô hình khí hậu gặp phải trong việc mô phỏng các quá trình này.

Mặc dù những mô hình khí hậu tốt nhất ngày nay có thể xét đến rất nhiều thay đổi đột ngột trong khí hậu, một số quá trình vẫn chưa được giải thích.

Vậy nên, trong khi một vài nhà khoa học tranh cãi rằng nhiệt độ trung bình trên bề mặt toàn cầu sẽ phải tăng lên ít nhất 2°C, số khác nói rằng nhiệt độ chỉ cần tăng lên thêm 1,5°C là đủ để đẩy các dải băng vượt qua điểm bùng phát của chúng - và điều này có khả năng xảy ra sớm nhất là vào năm 2030! Thực ra, một vài nhà khoa học tin rằng chúng ta đã vượt qua điểm bùng phát của những dải băng rồi, và dù nếu không thì chúng ta cũng đang “cận kề nguy hiểm”.

Liệu mọi thứ sẽ ổn nếu chúng ta không vượt qua điểm bùng phát này chứ?

Ngay cả nếu như hiện tượng ấm lên toàn cầu được giới hạn ở 1,5°C và không có điểm bùng phát nào bị vượt qua, mực nước biển vẫn sẽ tiếp tục dâng cao. Thực tế, ngay cả nếu như lượng khí nhà kính trong bầu khí quyển của chúng ta giữ nguyên từ giờ trở đi, mực nước biển sẽ tiếp tục dâng cao trong hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm tới.

Đây là do sự trì hoãn hiện tượng ấm lên - mực nước biển cần nhiều năng lượng và thời gian hơn để ấm lên so với đất liền hay bầu khí quyển.

Image of Hiện tượng ấm lên của đại dương bị trì hoãn

Hiện tượng ấm lên của đại dương bị trì hoãn

Kết luận

Mực nước biển dâng cao, lũ lụt và hạn hán sẽ gây ra những mối nguy hiểm lớn tới sức khỏe con người, nguồn cung ứng thực phẩm, xây dựng, giao thông và môi trường hoang dã.

Ngoài ra, những nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực về điểm bùng phát đã nói rằng chúng ta nên đặt mục tiêu để giữ sự nóng lên toàn cầu dưới mức 2°C để tránh vượt qua điểm bùng phát. (Hãy nhớ rằng chúng ta đã làm nóng hành tinh của chúng ta thêm 1,1°C rồi!).

Thế nên, điều quan trọng là chúng ta cần làm chậm lại sự nóng lên toàn cầu càng nhiều càng tốt.

Đến bài quiz!