Động vật: Động vật sẽ có thể đối phó với biến đổi khí hậu như thế nào?

11 phút để đọc

Updated on: 26 tháng 2

Vì băng tan, hầu hết tất cả gấu Bắc Cực sẽ biến mất trước năm 2100. Và không chỉ có gấu Bắc Cực đâu: biến đổi khí hậu là mối hiểm họa đến rất nhiều loài.

Image of Quả Đất ôm chim cánh cụt

Quả Đất ôm chim cánh cụt

Thật ra, nhà khoa học hiện nay đang nghĩ hành tinh này đang trải qua đợt đại tuyệt chủng, một phần là do biến đổi khí hậu. Nhưng mà điều này chính xác có nghĩa là gì?

Động vật, thực vật, nấm, và vi khuẩn tất cả đều là ví dụ của ’’sinh vật’’ sống. Chúng đều có những điểm chung - như có khả năng di chuyển, ăn và lớn lên. Nhiều trong số chúng còn có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi khí hậu.

Những sinh vật có thể được chia thành nhiều loài. Khi không còn cá thể nào của một loài còn sống, ta gọi loài đó đã bị tuyệt chủng. “Vòng đờiu0022 của từng loài khác nhau, nhưng các nhà khoa học ước lượng rằng mỗi loài tồn tại trong khoảng từ 1 đến 10 triệu năm.

Image of Ghi nhận về các vụ tuyệt chủng

Ghi nhận về các vụ tuyệt chủng

Những vụ tuyệt chủng gần nhất

Mặc dù việc các loài dần dần bị tuyệt chủng là lẽ đương nhiên, tốc độ tuyệt chủng đang tăng với tốc độ chóng mặt do các hoạt động của con người và sự biến đổi khí hậu do loài người gây ra.

Image of Tốc độ tuyệt chủng trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Tốc độ tuyệt chủng trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Không may thay, các nhà khoa học đã dự đoán rằng Khoảng 1 triệu loài động và thực vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, một phần là do sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra quá nhanh.

Cuộc chiến sinh tồn ấy đang trở nên gay gắt hơn từ các mối đe dọa đến từ con người: những thứ như ô nhiễm, săn bắt và nạn phá rừng, đã và đang phá hoại nhà của rất nhiều loại sinh vật.

Ngoài sự tuyệt chủng hoàn toàn, ta cũng có thể thấy rõ số lượng cá thể của nhiều loài cũng giảm dần trên khắp thế giới. Trong khoảng 1970-2014, mật độ dân số của hơn 16.000 nhóm động vật có xương sống trong 4.000 loài đã giảm đến 60% trên trung bình.

Image of Chỉ số Hành tinh Sống

Chỉ số Hành tinh Sống

Biến đổi khí hậu gây ra sự tuyệt chủng như thế nào?

Có nhiều tác nhân chính. Chúng bao gồm:

  • Những cơn sóng nhiệt, như ở Úc, khi 23.000 con dơi quạ bị chết vì sốc nóng vào năm 2018.
  • Mực nước biển dâng cao làm giảm diện tích đất liền. Điều này đồng nghĩa với việc các loài động vật sẽ ít tiếp xúc được đến nguồn thức ăn và khu vực sống, làm giảm khả năng sống còn của chúng.
  • Lũ lụt từ biển khiến đất và nước trở nên mặn hơn. Đây là choiceQuiz lớn cho những loài cây không thể thích nghi được với môi trường ngập mặn vì chúng có thể đẩy nước ra khỏi tế bào, khiến chúng mất nước.

Đại dương

Đại dương đóng vai trò quan trọng trong việc giữ các điều kiện sống trên Trái Đất ở mức cân bằng bằng cách hấp thụ nhiệt và khí CO₂ từ bầu khí quyển. Mặc dù việc đệm này có ích cho chúng ta trên cạn, những sinh vật dưới biển lại phải gánh chịu hậu quả xấu. Hãy cùng xem xét ví dụ dưới đây:

Các rạn san hô là nhà cho hàng trăm, nếu không nói hàng triệu loài. Điều này khiến chúng là một trong những nơi đa dạng sinh học nhất trên Trái Đất.

Image of Các rạn san hô có đầy sự sống

Các rạn san hô có đầy sự sống

Rạn san hô:

  • Cung cấp nơi ở cho một phần tư các loài cá.
  • Bảo vệ con người khỏi bão lũ bằng cách đánh tan các cơn sóng.
  • Cung cấp nguồn thu nhập cho ít nhất 94 quốc gia bằng cách thu hút du lịch.

Khi áp lực về nhiệt độ gia tăng, san hô biến trắng và trở nên đói. Điều này được gọi là sự tẩy trắng của san hô.

Image of Hiện tượng tẩy trắng san hô

Hiện tượng tẩy trắng san hô

Chúng ta đã chạm đến mức nhiệt độ tăng thêm 1,0°C. Các rạn san hô nhạy cảm đến mức nếu nhiệt độ tăng lên 1,5°C trên mức tiền cách mạng công nghiệp, người ta dự đoán rằng khoảng 70 đến 90% trong số chúng sẽ biến mất. Nếu nhiệt độ tăng thêm lên đến 2°C, hầu hết các rạn san hô sẽ biến mất.

Cuộc sống dưới đại dương sẽ còn trở nên tồi tệ hơn nữa với choiceQuiz gọi là axit hóa đại dương: khi đại dương hấp thụ khí CO₂ ta thải ra môi trường, nó trở nên axit hơn. Tính axit tăng cao sẽ làm ảnh hưởng đến các phản ứng hóa học các loài vật dưới biển cần để sinh tồn.

Các loài sinh vật có thể làm gì?

Để tránh việc bị tuyệt chủng cho biến đổi khí hậu, rất nhiều loài chỉ có ba sự lựa chọn để sinh tồn.

Image of Các loài vật có thể làm gì trước biến đổi khí hậu?

Các loài vật có thể làm gì trước biến đổi khí hậu?

Trở nên linh hoạt hơn

Các loài sinh vật có thể thay đổi hành vi để thích nghi với những điều kiện khác nhau.

Ví dụ như, khi đất bị ngập bởi nước biển nó trở nên rất mặn, điều này có thể khiến cây mất nước. Các loại cây trồng có khả năng điều hòa nước trong cơ thể sẽ thích nghi tốt hơn khi lũ lụt diễn ra thường xuyên hơn.

Image of Các loài cần thay đổi hành vi để chống chọi lại các cơn lũ

Các loài cần thay đổi hành vi để chống chọi lại các cơn lũ

Di cư

Một cách mà động vật hoang dã có thể phản ứng lại là di cư (di chuyển) đến một môi trường sống phù hợp hơn. Các loài thường di cư gần hơn đến hai cực (khoảng 17km trong mỗi thập kỉ) hay lên cao hơn (khoảng 11m trong mỗi thập kỉ) để có nhiệt độ lạnh hơn.

Image of Di cư đến các cực

Di cư đến các cực

Tiến hoá

Sau một khoảng thời gian dài, những sự thay đổi đó có thể xuất hiện ở trong DNA của sinh vật. Khi những gen mới có ích xuất hiện trên một cá thể, nó có thể được truyền xuống rất nhiều thế hệ sau.

Liệu sinh vật có thích nghi đủ nhanh?

Không may thay, tất cả các loài khó mà có thể di cư đủ nhanh để theo kịp với những thay đổi trong nhiệt độ đã được dự báo trước.

Điều này nhanh hơn gấp 10 lần tốc độ các loài cần di chuyển trong cuối kỉ băng hà. Thêm vào đó, các loài có thể không còn nơi nào để đi nếu chúng gặp phải các rào cản hay đã lên đến đến đỉnh núi rồi

Image of Có nhiều loài <strong>không có nơi nào để đi</strong> khi chúng đã ở trên đỉnh núi, kẹt trên đảo hay ở hai cực.

Có nhiều loài không có nơi nào để đi khi chúng đã ở trên đỉnh núi, kẹt trên đảo hay ở hai cực.

Image of Nhưng chướng ngại về địa lý, như khu vực nước lớn hay việc con người sử dụng đất (cho trồng trọt hay giao thông) làm giảm số lượng đường di cư phù hợp.

Nhưng chướng ngại về địa lý, như khu vực nước lớn hay việc con người sử dụng đất (cho trồng trọt hay giao thông) làm giảm số lượng đường di cư phù hợp.

Image of Những thứ như kích cỡ cơ thể, lượng năng lượng mà chúng có hay cách chúng di chuyển cũng ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển nữa!

Những thứ như kích cỡ cơ thể, lượng năng lượng mà chúng có hay cách chúng di chuyển cũng ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển nữa!

Kết luận

Biến đổi khí hậu chỉ là một trong vô vàn mối đe dọa đến môi trường hoang dã của hành tinh này. Tốc độ nóng lên toàn cầu tăng nhanh có nghĩa là các loài sẽ không thể thích nghi hay di cư đủ nhanh để sinh tồn. Chúng ta cần làm giảm tốc độ nóng lên toàn cầu nếu ta muốn bảo vệ hệ sinh thái và những gì chúng có thể cung cấp cho loài người.

Đến bài quiz!