Thực phẩm bền vững: Tác động của thực phẩm lên môi trường

8 phút để đọc

Updated on: 14 tháng 12

Trong tổng lượng khí thải trong chuỗi cung ứng thực phẩm, nông nghiệp chịu trách nhiệm đến 82% (những phần màu xanh lá, vàng và cam của hình bên dưới).

Image of Lượng khí thải nhà kính từ chuỗi cung ứng thực phẩm

Lượng khí thải nhà kính từ chuỗi cung ứng thực phẩm

Lượng khí thải này đến từ đâu?

Ngành nông nghiệp cần rất nhiều năng lượng: ta cần năng lượng để vận hành máy móc, bảo quản thực phẩm, chăn nuôi vật nuôi, và sản xuất các loại chất hoá học giúp cây phát triển (ví dụ như phân bón). Phần lớn lượng năng lượng này đến từ việc đốt nhiên liệu hoá thạch, một hoạt động sản sinh ra nhiều khí cacbonic (CO₂) vào bầu khí quyển.

Nhưng đó không phải là tất cả đâu! Chỉ riêng việc khai hoang để sản xuất lương thực cũng đã sản sinh ra gần một phần tư tổng lượng khí thải từ cả chuỗi cung ứng thực phẩm rồi! Tại sao lại như vậy?

Cùng với CO₂, nông nghiệp còn sản sinh ra đinitơ monoxit (N₂O) và mêtan (CH₄), loại khí thải nhà kính có tác động làm nóng còn mạnh hơn cả CO₂. Lượng khí thải phi-CO₂ này đến từ đâu vậy? Hãy cùng nhìn vào bức ảnh bên dưới nào:

Image of Lượng khí thải phi-CO₂ từ nông nghiệp

Lượng khí thải phi-CO₂ từ nông nghiệp

Ngoài những lượng khí thải này, ngành nông nghiệp sử dụng đến 70% tổng lượng nước sạchchiếm đến 50% diện tích đất có thể ở được của Trái Đất. Nó chịu trách nhiệm cho 80% tổng diện tích rừng bị phá trên toàn cầu, và chất hoá học được sử dụng trong nông nghiệp làm ô nhiễm các hệ sinh thái và giết chết các loài hoang dã của địa phương (xem thêm chi tiết tại khoá học Nâng cao) .

Image of Sự thoái hoá đất

Sự thoái hoá đất

Đến năm 2050, dân số thế giới dự đoán sẽ chạm mốc 9,7 tỉ và việc sản xuất thực phẩm sẽ cần phải tăng từ 50-100%. Nhưng làm sao để chúng ta có thể đạt được điều này khi nông nghiệp đang gây ra những áp lực như vậy cho tài nguyên và hành tinh của chúng ta?

Liệu chúng ta có thể tạo ra đủ thức ăn một cách bền vững không?

Để cung cấp lương thực một cách bền vững cho dân số đang ngày càng tăng, chúng ta sẽ cần sản xuất nhiều thức ăn trên một đơn vị diện tích đất. Nói cách khác, chúng ta sẽ phải tăng sản lượng vụ mùa.

Image of Tăng sản lượng cây trồng

Tăng sản lượng cây trồng

Hiện nay, sản lượng cây trồng thực tế chỉ đạt ở mức 20-80% so với mức mà chúng có thể đạt được theo lý thuyết. Tại sao vậy?

  • Nhiệt độ và lượng nước có sẵn
  • Sinh vật gây hại, cỏ dại, và bệnh hại
  • Chất lượng đất

Nông dân thường sử dụng một lượng lớn phân bón, thuốc trừ sâu, và nước để giảm thiểu những choiceQuiz này. Nhưng liệu chúng ta có thể giải quyết chúng mà không phải tiêu tốn tài nguyên không?

Làm sao để chúng ta có thể làm cho công việc trồng trọt mang tính bền vững hơn?

Chất lượng đất có thể biến đổi đáng kể trên một cánh đồng đơn lẻ cả về mặt không gian và trong các mùa màng khác nhau. Nông nghiệp chính xác liên quan đến việc sử dụng công nghệ để đo lường sự thay đổi này và điều chỉnh theo nó. Bằng việc sử dụng cảm biến và lấy mẫu tại những địa điểm cụ thể, việc áp dụng nước, phân bón, và thuốc trừ sâu có thể được tối ưu hoá để tối đa hoá sản lượng cây trồng, trong khi giảm thiểu nhất có thể lượng chất thải và các thiệt hại về môi trường.

Những ví dụ của các công nghệ hay ho này sẽ được giới thiệu tại phiên bản ’Nâng cao’ của khoá học này - Hãy tìm hiểu ngay nhé!

Image of Chăn nuôi-trồng trọt chính xác

Chăn nuôi-trồng trọt chính xác

Thay vì sử dụng công nghệ đắt tiền, liệu chúng ta có thể để thiên nhiên tự làm việc đó cho chúng ta?

Tất cả những chất liệu sinh học còn sống hay đã chết trong đất đều được gọi là chất hữu cơ.

Việc gia tăng lượng chất hữu cơ có trong đất là chìa khoá cho việc tăng chất lượng đất:

Image of Lợi ích của Chất hữu cơ trong đất

Lợi ích của Chất hữu cơ trong đất

Những hệ thống đa dạng hơn yêu cầu ít đầu vào ngoài hơn, có năng suất hơn, và sản xuất ít chất thải hơn. Hãy cùng nhìn vào một ví dụ.

Trong nông lâm kết hợp, cây trồng (và thỉnh thoảng gia súc) được nuôi trồng cùng nhau với cây cối trên một mảnh đất. Có gì tuyệt vời về điều này nhỉ?

Image of Nông lâm kết hợp

Nông lâm kết hợp

Bên cạnh tăng sản lượng cây trồng, những hệ thống đa dạng này lưu giữ được nhiều cacbon hơn, nên nhiều CO₂ được hấp thụ từ không khí hơn!

Kết luận

Điều rõ ràng là ta cần phải có những thay đổi đối với những phương pháp chăn nuôi trồng trọt truyền thống. Và ta cũng cần cả những giải pháp tự nhiên và công nghệ để tăng năng suất cây trồng và giảm thiểu lượng chất thải và tài nguyên sử dụng. Nhưng việc gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta có thể cải thiện được chính các loại cây trồng này?

Bạn có thể đã nghe về sinh vật biến đổi gen (GMO). Trong khi báo chí thưởng nói những lời không hay về những loại sinh vật này, chúng thực ra rất hữu dụng để chống lại biến đổi khí hậu đó. Hãy xem phiên bản u0022Nâng caou0022 của khoá học này để hiểu vì sao bạn nhé!

Cho đến giờ, chúng ta đã bàn về làm thế nào để việc trồng trọt thêm bền vững. Nhưng việc này chỉ chiếm 27% tổng lượng phát thải từ chuỗi cung ứng thực phẩm mà thôi. Vậy còn 73% còn lại thì sao?

Chương tiếp theo