Lãng phí thực phẩm: Chúng ta phải ngừng lãng phí 30% thực phẩm của mình

9 phút để đọc

Updated on: 14 tháng 12

Vấn đề lãng phí thực phẩm lớn đến mức nào?

Có đến 30% thức ăn bị thất thoát hay lãng phí trên toàn thế giới. Con số này tương đương với trung bình 614 kcal một người một ngày. Nó cũng tương đương với 10 quả trứng nhỡ hoặc 21 củ cà rốt lớn mỗi ngày đó!

Image of Sự thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm trên toàn cầu

Sự thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm trên toàn cầu

Khi lương thực bị thất thoát hoặc lãng phí, tất cả các tài nguyên cần để tạo ra thức ăn cũng bị phung phí luôn. Trên toàn cầu, điều này làm phí phạm 1,4 tỉ héc-ta đất (một diện tích bề mặt lớn hơn cả diện tích hai nước Canada và Ấn Độ cộng lại) và khoảng 250 km³ nước (gần gấp 3 lần lượng nước của Hồ Geneva) mỗi năm lận đó!

Bên cạnh các thiệt hại về môi trường, việc thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm cũng gây ra thiệt hại kinh tế tương đương khoảng 940 tỉ đô la Mỹ mỗi năm!

Image of  Chi phí của việc thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm

Chi phí của việc thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm

Điều gì gây ra sự thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm ở các quốc gia khác nhau vậy?

Lương thực bị thất thoát trước cả khi thực phẩm đến được siêu thị của chúng ta: nó xảy ra ở trang trại, trong kho dự trữ, và trong quá trình chế biến, đóng gói và vận chuyển. Việc lãng phí thực phẩm thì lại xảy ra ở các cửa hàng, nhà hàng và ở cả nhà của chúng ta.

Image of Thất thoát lương thực vs lãng phí thực phẩm

Thất thoát lương thực vs lãng phí thực phẩm

Người nào càng giàu, họ càng lãng phí nhiều thức ăn. Tại các nước giàu có hơn, có tới hơn 40% sự thất thoát và lãng phí lương thực xảy ra ở giai paragraph bán lẻ và người tiêu dùng.

Tại các nước đang phát triển, sự mất mát lương thực hầu như xảy ra sớm hơn trong chuỗi cung ứng, với sự lãng phí ít hơn hẳn ở cấp độ người tiêu dùng. Trong khi người dân ở Châu Âu và Bắc Mỹ phung phí 95-115kg thực phẩm mỗi người mỗi năm, người dân ở Châu Phi hạ Sahara và Nam/Đông Nam Á chỉ làm phí 6-11kg mỗi người mỗi năm mà thôi.

Image of Các nguồn gây ra sự thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm ở các địa phương khác nhau

Các nguồn gây ra sự thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm ở các địa phương khác nhau

Việc thất thoát lương thực ở các nước đang phát triển chủ yếu là do kỹ thuật thu hoạch yếu, không đủ các thiết bị bảo quản và làm lạnh, và thiếu cơ sở vật chất cho vận chuyển và tiếp thị thực phẩm.

Làm sao để chúng ta có thể giảm sự thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm?

Trong khi ta cần năng lượng để chế biến và đóng gói thực phẩm, lượng phát thải đến từ sự thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm còn chiếm nhiều hơn thế nữa. Lấy thịt bò làm ví dụ: cả việc đóng gói, vận chuyển và bán lẻ đóng góp chỉ 1-9% tổng phát thải, trong khi sự thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm đã gây ra 12-15% rồi.

Image of Lượng phát thải đánh đổi cho thịt bò

Lượng phát thải đánh đổi cho thịt bò

Tại các nước đang phát triển, các khoản đầu tư vào kỹ thuật thu hoạch tốt hơn, thiết bị bảo quản, và cơ sở vật chất sẽ là cần thiết để giảm sự thất thoát lương thực, cũng như cải thiện các thiết bị chế biến và đóng gói.

Trong khi sự thất thoát lương thực cũng là một choiceQuiz lớn ở các quốc gia giàu có, sự lãng phí thực phẩm của các cá nhân cũng là choiceQuiz ta cần phải giải quyết.

Ngoài khuyến khích các thực hành ít lãng phí, mọi người nên được thông báo về bảo quản và an toàn thực phẩm ngoài thông tin ngày hết hạn (mà thay đổi tuỳ vào các quốc gia khác nhau).

Nhưng không phải chỉ có người tiêu thụ là lãng phí thực phẩm. Các siêu thị cũng đặt ra những tiêu chuẩn cao cho phần thẩm mỹ của thức ăn, và thực phẩm không hoàn hảo thường sẽ bị vứt đi thậm chí nếu nó hoàn toàn có thể ăn được. Tận dụng những thực phẩm ’xấu xí’ ở cấp độ bán lẻ và người tiêu dùng sẽ cần thiết cho chúng ta để giảm thiểu lãng phí thực phẩm không cần thiết.

Image of Hãy ăn những thực phẩm xấu xí!

Hãy ăn những thực phẩm xấu xí!

Những nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, nhà cung cấp thực phẩm cũng có thể giảm lượng thực phẩm thừa bằng cách bán thức ăn với các khẩu phần hợp lý và quyên góp những đồ ăn chưa được ăn cho những người không có đủ tiền để mua chúng.

Nhưng thế còn những phần thức ăn mà chúng ta không thể ăn thì sao? Phần thức ăn thừa có thể được dùng để cho động vật ăn hoặc làm thức ăn cho côn trùng mà có thể đổi lại dùng làm thức ăn cho động vật. Nhưng những phần thức ăn thừa này cũng có thể được sử dụng bởi con người. Ví dụ, thức ăn thừa có thể được biến thành đóng gói và nhựa bio có thể phân huỷ. Điều này không chỉ giảm lãng phí thực phẩm, mà còn giảm lượng nhựa dùng để đóng gói không thể phân huỷ mà bị vứt ra ngoài nữa.

Kết luận

Sự thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm xảy ra ở mọi giai paragraph của chuỗi cung ứng thức ăn, biểu thị một lượng lớn phí phạm tài nguyên và phát thải nhà kính không cần thiết. Việc giảm sự thất thoát lương thực và thực phẩm thừa sẽ giúp đỡ môi trường và nền kinh tế toàn cầu, cải thiện an ninh lương thực toàn cầu và làm các cộng đồng nghèo dễ tiếp cận thực phẩm hơn trong khi đồng thời cũng tiết kiệm được hàng tỉ đô.

Ta cần có các giải pháp khác nhau cho các quốc gia khác nhau vì nguyên nhân gây ra sự thất thoát lương thực và lãng phí thực phẩm cũng có những sự khác nhau đáng kể trên các khu vực khác nhau. Khi thế giới giàu lên, sự lãng phí thực phẩm ở mức độ người tiêu dùng có khả năng sẽ ngày càng trở thành một choiceQuiz lớn hơn. Do vậy, điều này là quan trọng khi con người có nhận thức về tác động của việc lãng phí thức ăn và điều gì họ có thể làm để tạo sự khác biệt.

Đến bài quiz!